Lượng sữa của trẻ sơ sinh bao nhiêu là đủ? Đây là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm, nhất là với những cha mẹ có con lần đầu. Mỗi trẻ sẽ có cữ ăn khác nhau tùy theo nhu cầu. Điều này khiến cha mẹ lo lắng không biết trẻ đã ăn đủ no hay chưa. Nếu hiểu rõ cách tính lượng sữa phù hợp theo từng giai đoạn sẽ giúp cha mẹ chủ động cung cấp đủ lượng sữa thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Sữa mẹ là nguồn sữa đầu tiên mà trẻ nhận được và là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Tuy nhiên, những bà mẹ ít hoặc không có sữa để cho trẻ bú phải nhờ đến sữa công thức.
Vì mỗi trẻ đều có tiêu chuẩn tăng trưởng riêng nên không có con số nào có thể đo lường chính xác lượng sữa trẻ cần. Công thức tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh sau đây được coi là gần sát nhất dựa trên độ tuổi và cân nặng của trẻ.
Dựa vào kích thước dạ dày của trẻ, mẹ có thể đo lượng sữa cung cấp cho trẻ dựa theo ngày tuổi như sau:
Trẻ sơ sinh 1 ngày tuổi (trong vòng 24 giờ sau khi sinh): 5-7ml.
Trẻ sơ sinh 2 ngày tuổi (24 - 48 giờ): 14ml.
Trẻ sơ sinh 3 ngày tuổi (48 - 72 giờ): 22-27ml.
Trẻ sơ sinh 4-6 ngày (72 - 96 giờ): 30ml.
Trẻ sơ sinh 7 ngày tuổi (144 - 168 giờ): 35ml.
Tất cả lượng sữa nêu trên tương đương với 8 - 12 cữ bú. Một lưu ý dành cho mẹ là trong 7 ngày đầu, thời gian giữa các cữ bú nên cách nhau khoảng 2 tiếng đối với trẻ bú sữa mẹ. Còn với trẻ bú sữa công thức nên cách nhau khoảng 3 tiếng.
Sau 2 tuần tuổi, dạ dày của trẻ đã ổn định và trẻ dễ dàng thích ứng với môi trường hơn. Lượng sữa cung cấp cho trẻ được tính như sau:
Trẻ 7 ngày tuổi - 1 tháng tuổi: 35-60ml, tương đương 6-8 cữ bú.
Trẻ 2 - 3 tháng tuổi: 60 - 90ml, tương đương 5-7 cữ bú.
Trẻ từ 3 tháng tuổi: 60 - 120ml, tương đương 5-6 cữ bú.
Đây là giai đoạn tiếp theo trong chu kỳ phát triển mà trẻ vận động nhiều hơn và sử dụng nhiều năng lượng hơn. Ví dụ: lật, lẫy, quan sát xung quanh, cười đùa... Vì vậy, lượng sữa trẻ sơ sinh ở giai đoạn này:
Trẻ từ 4 tháng tuổi: 90 - 120ml, tương đương 5-6 cữ bú.
Trẻ từ 5 tháng tuổi: 90 - 120ml, tương đương 5-6 cữ bú.
Trẻ từ 6 tháng tuổi: 120 - 180ml cho khoảng 5 cữ bú.
Từ 7 tháng trở đi, trẻ sẽ phát triển mạnh mẽ hơn cả về thể chất lẫn trí não. Bởi vậy, lượng sữa mẹ có thể không đủ, cần cho trẻ bổ sung nguồn dinh dưỡng từ bên ngoài hoặc cho trẻ ăn dặm dần dần. Lượng sữa lúc này thay đổi như sau.
Trẻ từ 7 tháng tuổi: 180 - 220ml, tương đương 3-4 cữ bú.
Trẻ từ 8 tháng tuổi: 200 - 240ml, tương đương 4 cữ bú.
Trẻ từ 9 tháng đến 12 tháng tuổi: 240ml, tương đương 4 cữ bú.
Bên cạnh cách tính lượng sữa theo tuổi như trên, nhiều cha mẹ còn sử dụng phương pháp tính lượng sữa theo cân nặng tương đối chính xác.
+ Công thức tính lượng sữa mỗi ngày: Lượng sữa (ml/ngày) = Trọng lượng cơ thể x 150 ml
+ Công thức tính lượng sữa mỗi bữa:
Thể tích dạ dày trẻ sơ sinh (ml) = Trọng lượng cơ thể x 30
Lượng sữa (ml/bữa) = Thể tích dạ dày (ml) x 2/3
Những công thức trên chỉ mang tính chất tương đối. Vì mỗi trẻ có thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Vì thế, mẹ nên chú ý đến các dấu hiệu của trẻ như đói, no ở mỗi lần bú để nhanh chóng điều chỉnh lượng sữa cung cấp theo nhu cầu của trẻ.
Khi trẻ sơ sinh bú đủ sữa, mẹ có thể ngừng cho con bú khi xuất hiện các dấu hiệu sau:
+ Trẻ nhả núm vú ra, quay đi và ngừng bú sữa.
+ Trẻ không tập trung và bị chú ý bởi tiếng ồn hoặc các yếu tố bên ngoài.
+ Ngực của người mẹ không còn thấy căng cứng nữa và không bị chảy sữa.
+ Trẻ ngủ ngoan và ngủ liền mạch giấc.
Lưu ý không nên tiếp tục cho trẻ bú khi đã no vì điều này có thể khiến trẻ nôn mửa hoặc cảm thấy khó chịu.
Trong thời kỳ sơ sinh, các mẹ thường rất cẩn thận tìm hiểu cách tăng lượng sữa. Mẹ luôn mong muốn con phát triển khỏe mạnh, ăn ngon, ngủ ngoan. Ngoài những yếu tố quyết định bé đã bú đủ sữa hay chưa, mẹ cần chú ý đến những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng lại dễ gây khó chịu, chán ăn ở trẻ.
Điều này gây một “áp lực” vô hình cho trẻ khi lúc đó trẻ chưa muốn ăn. Thay vào đó, chất lượng bữa ăn của trẻ được đảm bảo bằng việc nhận biết nhu cầu bú sữa dựa trên các dấu hiệu và chủ động cho trẻ bú đúng thời điểm.
Theo các chuyên gia, mẹ nên duy trì các cữ bú cho trẻ bú cách nhau ít nhất 2-4 giờ, thậm chí 3-5 giờ. Điều này tùy thuộc vào lực bú và thời gian sinh học của trẻ. Tránh cho các cữ bú của trẻ quá sát hoặc quá xa nhau.
Lượng sữa mà trẻ sơ sinh bú và tình trạng thể chất của mỗi trẻ khác nhau. Do vậy, nếu mẹ nhận thấy trẻ có dấu hiệu đói hoặc bú không đủ sữa như đã đề cập ở trên thì có thể chủ động tăng tần suất bú. Đồng thời, chú ý đến các dấu hiệu bên ngoài như tã, nhiệt độ cơ thể, tư thế ngủ... nếu trẻ quấy khóc.
>> Xem thêm: Có Nên Bổ Sung Sữa Tăng Đề Kháng Cho Trẻ?
Tại thời điểm khám sức khỏe và tiêm chủng định kỳ cho con, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chi tiết về việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp với tốc độ tăng trưởng của trẻ.
Lượng sữa của trẻ sơ sinh và các cữ ăn sẽ có sự thay đổi thường xuyên dựa theo từng giai đoạn. Vì vậy, việc tìm hiểu và nắm rõ được các thông tin về cách tính lượng sữa sẽ giúp cha mẹ chủ động hơn khi chăm sóc em bé của mình. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên đưa trẻ đi thăm khám sức khỏe định kỳ và theo dõi cân nặng, chiều cao để nhận được những lời khuyên phù hợp với sự phát triển của trẻ.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900.99.88.10
Email: kthomel.2022@gmail.com
Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel