Tin tức

Chân Tay Miệng Ở Trẻ Nhỏ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Administrator 11/10/2024
Bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ là một bệnh lý nhiễm virus phổ biến, dễ sinh sôi, lây lan và thường gặp ở các trẻ dưới 5 tuổi

Bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ là một trong những bệnh lý phổ biến, đặc biệt vào mùa hè và mùa thu, gây lo lắng cho các bậc phụ huynh. Vì vậy, hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đúng đắn là điều hết sức quan trọng để giúp các bậc phụ huynh bảo vệ sức khỏe của con em mình.

Chân Tay Miệng Ở Trẻ Nhỏ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Bệnh chân tay miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em, chủ yếu do virus đường ruột gây ra. Bệnh này lây lan nhanh chóng từ người sang người. Đặc biệt ở những khu vực tập trung đông trẻ em như mẫu giáo, nhà trẻ. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là sự xuất hiện các vết phỏng nước trên da và niêm mạc. Chúng tập trung chủ yếu ở miệng, lòng bàn tay, bàn chân.

Đường lây nhiễm chính của bệnh chủ yếu qua hệ tiêu hóa, thông qua tiếp xúc với nước bọt, phân của trẻ nhiễm bệnh. Do khả năng lây lan mạnh mẽ và nhanh chóng, bệnh tay chân miệng có thể gây ra các ổ dịch lớn nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Vì vậy, việc nhận biết sớm triệu chứng và có biện pháp điều trị, phòng ngừa kịp thời là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ và ngăn ngừa bệnh phát triển thành dịch lớn.

Nguyên nhân gây ra bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh tay chân miệng là do nhiễm virus thuộc họ virus đường ruột. Trong đó hai nhóm tác nhân chính là Coxsackie A16 và Enterovirus 71 (EV71). Những loại virus này có sức sống mạnh mẽ và khả năng tồn tại trong môi trường rất lâu. Thậm chí trong các điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt. Chúng có thể sống trong khoảng nhiệt rất rộng, từ nhiệt độ lạnh đến nóng. Điều này khiến việc tiêu diệt chúng trở nên khó khăn. Cụ thể, virus này chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56°C sau 30 phút. Trong khi ở nhiệt độ lạnh -40°C, virus có thể tồn tại lên tới 3 tuần trong môi trường bên ngoài.

Những môi trường sinh hoạt chung, đặc biệt là nơi có sự tiếp xúc trực tiếp của trẻ em. Đây đều là nơi dễ dàng chứa đựng và lây lan virus. Các đồ dùng ăn uống, mặt bàn, đồ chơi chung, ghế ngồi… đều có thể là nguồn lây nhiễm nếu không được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách. Vì vậy, việc duy trì vệ sinh môi trường hàng ngày. Đặc biệt trong các cơ sở giáo dục và vui chơi của trẻ, là rất quan trọng trong việc ngăn ngừa sự lây lan của bệnh tay chân miệng.

Chân Tay Miệng Ở Trẻ Nhỏ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

>> Xem thêm: Mách Mẹ Những Thực Phẩm Giúp Tăng Đề Kháng Cho Trẻ

Dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ

Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, biểu hiện điển hình mà phụ huynh thường dễ nhận thấy là sự xuất hiện của các vết phồng rộp trên da. Tuy nhiên, trước khi các vết phỏng nước xuất hiện, trẻ thường có những triệu chứng khởi đầu. Tiêu biểu như mệt mỏi, chán ăn, đau họng, sốt, và đau bụng. Sau đó, các triệu chứng đặc trưng của bệnh bắt đầu rõ ràng hơn.

  • Miệng: Những đốm nhỏ màu đỏ bắt đầu xuất hiện trên lưỡi và bên trong miệng của bé. Các đốm này lây lan và phát triển nhanh chóng thành những mụn nước có kích thước lớn hơn. Chúng có màu vàng xám và viền đỏ xung quanh. Những mụn nước này có thể gây đau đớn và làm trẻ khó khăn khi ăn uống. Thậm chí có thể dẫn đến tình trạng mất nước do không muốn ăn uống.

  • Tay và chân: Những đốm nhỏ màu đỏ bắt đầu xuất hiện trên ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân và ngón chân. Các vết này có thể gây đau, ngứa và nhanh chóng phát triển thành các mụn nước màu xám ở giữa. Các mụn nước này có thể gây khó chịu cho trẻ. Đặc biệt là khi tiếp xúc với nước hoặc các vật dụng hàng ngày.

Ngoài ra, các nốt mụn nước cũng có thể xuất hiện ở các vùng khác như hai bên chân, mông và vùng bẹn, đặc biệt ở trẻ sơ sinh. Việc nhận biết các triệu chứng sớm giúp phụ huynh có biện pháp chăm sóc và điều trị kịp thời. Từ đó giảm thiểu sự lây lan và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Cách điều trị bệnh chân tay miệng

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, hiện nay điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và các biện pháp hỗ trợ để duy trì chức năng sống.
Dưới đây là các phương pháp điều trị phổ biến:
  • Khi trẻ bị sốt cao từ 38,5°C trở lên, cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt như acetaminophen (paracetamol) để giảm nhiệt độ cơ thể.

  • Bổ sung nước và điện giải. Nhất là khi trẻ có biểu hiện mất nước do sốt hoặc biếng ăn. Các dung dịch bù điện giải như Oresol hoặc Hydrite giúp trẻ duy trì lượng nước và muối cần thiết cho cơ thể.

  • Đối với trẻ bị loét miệng hoặc đau họng, việc bổ sung vitamin C, kẽm có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình lành vết loét.

  • Lau sạch miệng cho trẻ bằng dung dịch glycerin borat trước và sau khi ăn. Mục đích giảm đau và ngăn ngừa nhiễm trùng. Các loại gel rơ miệng có tác dụng sát khuẩn và giảm đau cũng có thể giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn.

  • Nếu trẻ có dấu hiệu của viêm não hoặc co giật. Cần sử dụng thuốc chống co giật và chuyển trẻ đến cơ sở y tế tuyến trên để điều trị chuyên sâu.

Chân Tay Miệng Ở Trẻ Nhỏ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Ngoài ra, các dấu hiệu cần đặc biệt chú ý. Bao gồm sốt cao kéo dài, trẻ li bì, nôn ói, khó thở hoặc có dấu hiệu suy tuần hoàn. Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi phát hiện các triệu chứng này để được xử lý kịp thời.

>> Xem thêm: Những Điều Cha Mẹ Cần Biết Về Bệnh Thủy Đậu Ở Trẻ Em

Kết luận

Nhận thức đúng về bệnh và các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ, ngăn ngừa sự lây lan và kiểm soát  bệnh chân tay miệng hiệu quả. Hy vọng bài viết Dược phẩm Homel chia sẻ ở trên sẽ hữu ích đối với các bậc phụ huynh. Từ đó cha mẹ có thể tạo cho con môi trường sống an toàn, khoẻ mạnh để con được phát triển toàn diện nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.99.88.10

Email: kthomel.2022@gmail.com

Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel

Bài viết liên quan