Tin tức

Dấu Hiệu Cảnh Báo Trẻ Bị Mất Nước Và Cách Xử Trí

Administrator 07/01/2024
Trẻ bị mất nước cần được phát hiện sớm để có phương pháp điều trị thích hợp, tránh những biến chứng nặng nề xảy ra. Khi trẻ có những biểu hiện, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay để được các bác sĩ xử lý kịp thời, tránh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tình trạng thiếu nước ở trẻ là vấn đề đáng lo ngại lớn cho các bậc phụ huynh. Bởi nếu không được giải quyết kịp thời, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con. Vậy, những dấu hiệu của tình trạng trẻ bị mất nước là gì và cha mẹ cần xử trí như thế nào khi trẻ gặp phải vấn đề này? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Dấu Hiệu Cảnh Báo Trẻ Bị Mất Nước Và Cách Xử Trí

Nguyên nhân khiến trẻ bị mất nước

Hiện tượng mất nước ở trẻ có thể đến từ 4 nguyên nhân phổ biến dưới đây:

+ Trẻ bú sữa không đầy đủ: Trường hợp mẹ mất sữa hoặc trẻ ngậm đầu vú sai cách, có thể khiến trẻ không tiếp nhận lượng sữa cần thiết. Điều này không chỉ làm cho trẻ đói, thiếu hụt dưỡng chất mà còn gây ra mất nước. Song song đó, còn có trường hợp trẻ uống sữa công thức không phù hợp. Ví dụ như sữa có đạm khó tiêu hóa, cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng hoặc sữa không hạp khẩu vị, khiến trẻ không uống đủ sữa, từ đó dễ bị mất nước.

+ Tiêu chảy: Trẻ bị tiêu chảy là nguyên nhân khiến cơ thể trẻ mất nước và chất điện giải. Điều này không những khiến trẻ mệt mỏi, cơ thể suy yếu mà còn dẫn đến một số tình trạng nguy hiểm như suy thận gấp, suy hô hấp, trụy tim…

+ Sốt: Khi bé sốt cao, theo cơ chế tự nhiên, trẻ sẽ đổ nhiều mồ hôi để hạ nhiệt cơ thể, điều này dẫn đến nguy cơ trẻ bị mất nước. Không chỉ vậy, lúc này trẻ cũng thở nhiều hơn. Do vậy tình trạng mất nước càng thêm nghiêm trọng.

+ Vận động nhiều: Khi trẻ hoạt động nhiều, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng sẽ ra nhiều mồ hôi. Lúc này nếu không được bù nước đúng cách, cơ thể trẻ sẽ bị mất nước.

Các dấu hiệu trẻ bị mất nước cha mẹ cần chú ý

Cha mẹ cần lưu ý các dấu hiệu mất nước ở trẻ sau đây:

Trẻ bị mất nước mức độ nhẹ đến trung bình

Trẻ bị mất nước ở mức nhẹ và trung bình sẽ có các dấu hiệu như: miệng và lưỡi khô, số lần đi tiểu giảm, cơ thể mệt mỏi và ít năng lượng hơn so với bình thường. Khi nhìn vào mắt, nhận thấy đôi mắt trẻ trũng sâu, không tiết ra nhiều nước mắt. Bên cạnh đó, mẹ cũng cảm nhận thấy nhịp tim và nhịp thở của trẻ tăng cao hơn bình thường.

Một số dấu hiệu mất nước ở trẻ sơ sinh cần lưu ý: trẻ khóc nhưng không có nước mắt, da nhăn, số bỉm ít hơn so với bình thường.

Dấu Hiệu Cảnh Báo Trẻ Bị Mất Nước Và Cách Xử Trí

Trẻ bị mất nước mức độ nghiêm trọng

Tình trạng mất nước nghiêm trọng thường xảy ra khi trẻ bị tiêu chảy nặng, sốt cao, nôn ói. Lúc này, các dấu hiệu mất nước ở trẻ có thể là: gặp khó khăn khi uống nước, miệng lưỡi khô, số lần đi tiểu giảm đáng kể, làn da khô và lốm đốm. Đồng thời, nhịp tim của trẻ sẽ tăng nhanh, mạch đập yếu khiến trẻ thở nặng nhọc hơn bình thường.

Cha mẹ nên làm gì khi có dấu hiệu trẻ bị mất nước?

Khi nhận thấy các dấu hiệu mất nước ở trẻ, cha mẹ nên tìm cách bù nước - bù điện giải kịp thời cho con để giảm bớt sự mệt mỏi và khó chịu. Cụ thể như:

Bù dịch cho trẻ

Bổ sung nước (dịch) đã mất bằng dung dịch oresol là phương pháp phổ biến được nhiều cha mẹ áp dụng khi trẻ gặp tình trạng mất nước. Dùng oresol có thể giúp bù nước và bù điện giải đã mất do trẻ nôn ói hoặc tiêu chảy, giúp trẻ tỉnh táo và dần bình thường trở lại. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý tuân thủ đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, không nên cho trẻ uống thuốc quá 24 giờ sau khi pha.

Dấu Hiệu Cảnh Báo Trẻ Bị Mất Nước Và Cách Xử Trí

Bổ sung đủ nước cho trẻ

Với trẻ bú mẹ, mẹ nên tăng tần suất cho trẻ bú hoặc tiếp tục cho trẻ uống sữa công thức (trong trường hợp không đủ sữa nuôi con) để bù lại lượng nước đã mất.

Với trẻ từ 6-12 tháng tuổi, mẹ có thể bổ sung cho con ½ -1 ly nước/ngày (250ml/ly). Trẻ lớn hơn, từ 1-8 tuổi thì lượng nước uống trong ngày sẽ được tính theo độ tuổi. Chẳng hạn như trẻ 1 tuổi thì uống một ly nước/ngày (250ml/ly), 2 tuổi thì uống hai ly nước/ngày (250ml/ly), trẻ 8 tuổi thì uống 8 ly nước/ngày (250ml/ly)...

Lưu ý, cha mẹ nên cho trẻ uống nước từng ngụm nhỏ. Song song cũng nên cho trẻ ăn uống điều độ, tránh kiêng khem quá mức. Tuy nhiên nên cho trẻ ăn các món ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp… và nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh tình trạng trẻ không chịu ăn, nôn ói khi ăn.

>> Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Đi Ngoài Bao Nhiêu Lần 1 Ngày Là Bình Thường?

Điều chỉnh nhiệt độ phòng mà trẻ nghỉ ngơi

Ngồi hoặc nghỉ ngơi trong phòng điều hòa quá lâu (thường trên 4 tiếng), ở nhiệt độ quá lạnh không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp mà còn dễ khiến cơ thể bị mất nước. Vì vậy, khi cho trẻ nằm nghỉ ở phòng điều hòa, cha mẹ cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.

Dấu Hiệu Cảnh Báo Trẻ Bị Mất Nước Và Cách Xử Trí

Theo đó, phụ huynh nên duy trì nhiệt độ phòng ở khoảng 28 độ C hoặc thấp hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài khoảng 8 - 10 độ C.

Kết luận

Trẻ bị mất nước cần được phát hiện sớm để có phương pháp điều trị thích hợp, tránh những biến chứng nặng nề xảy ra. Khi trẻ có những biểu hiện, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay để được các bác sĩ xử lý kịp thời, tránh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.99.88.10

Email: kthomel.2022@gmail.com

Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel

Bài viết liên quan