Tin tức

Dấu Hiệu Và Cách Khắc Phục Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ

Administrator 21/02/2024
Cha mẹ cần chú ý phát hiện sớm nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ để có thể can thiệp đúng lúc giúp trẻ phục hồi tình trạng tâm thần về bình thường.

Nếu trẻ chậm phát triển trí tuệ, việc phát hiện dấu hiệu sớm có thể giúp tăng cơ hội can thiệp kịp thời, từ đó cải thiện trạng thái trí não của con. Hãy cùng Homel khám phá thêm về tình trạng này ở trẻ để có thêm thông tin hữu ích về việc chăm sóc con qua bài viết sau đây nhé!

Dấu Hiệu Và Cách Khắc Phục Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ

Trẻ phát triển trí tuệ chậm là gì?

Chậm phát triển trí tuệ là trạng thái mà các chức năng của não bộ của trẻ bị hạn chế trong việc giao tiếp, hành vi, học tập, và vận động... Dẫn đến chỉ số thông minh của chúng thấp hơn mức trung bình (thường dưới 70 đến 75). Điều này có thể dẫn đến khả năng kiểm soát hành vi tiêu cực của trẻ bị suy giảm. Đặc biệt, trẻ chậm phát triển trí tuệ thường dễ bị kích động, thậm chí trong các tình huống bình thường.

Nhận biết các dấu hiệu trẻ chậm phát triển trí tuệ

Các dấu hiệu cho thấy trẻ chậm phát triển trí não mà mẹ có thể lưu ý bao gồm:

+ Phản ứng chậm chạp khi nghe tiếng gọi, âm thanh lớn,...

+ Khả năng học hỏi, tiếp thu thông tin và ghi nhớ chậm hơn so với bạn bè.

+ Nói không rõ ràng.

+ Thiếu  tập trung, khó hiểu và khó thực hiện suy luận logic.

+ Luôn cần sự hỗ trợ trong các hoạt động hàng ngày như ăn uống, vệ sinh, mặc quần áo,...

Nguyên nhân trẻ bị chậm phát triển trí tuệ do đâu?

Tình trạng trẻ chậm phát triển trí tuệ thường xuất hiện trong giai đoạn thai kỳ, lúc sinh ra hoặc trong quá trình sống của trẻ khi trưởng thành, do các nguyên nhân sau:

Yếu tố di truyền

Trẻ sinh ra từ cha mẹ gặp vấn đề về thần kinh thường dễ phát triển chậm về trí tuệ. Bên cạnh đó, nếu cha mẹ mắc bệnh Phenylketonuria (PKU), một rối loạn chuyển hóa, cũng có thể là một nguyên nhân của tình trạng này.

Dấu Hiệu Và Cách Khắc Phục Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ

Do gặp chấn thương hoặc bệnh tật

Trong những năm đầu đời, hệ thống miễn dịch của trẻ còn yếu và không có khả năng chống lại các yếu tố gây bệnh. Nếu trẻ không được tiêm chủng phòng ngừa các bệnh như thủy đậu, sởi, ... thì tỷ lệ mắc bệnh là rất cao. Trẻ có nguy cơ gặp phải biến chứng ảnh hưởng đến não bộ. Hơn nữa, nếu phần não của trẻ bị viêm, nhiễm trùng hoặc chịu tác động mạnh do tai nạn, té từ trên cao xuống, có nhiều khả năng gây ra sự phát triển kém của trí não cho trẻ.

Tác động từ môi trường

Trí tuệ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường sống ô nhiễm, chứa nhiều chất độc hại. Ngoài ra, việc trải qua bạo lực và thiếu thốn tình yêu thương cũng có thể gây suy giảm sức khỏe tinh thần. Điều này làm chậm quá trình phát triển trí tuệ của trẻ.

Ảnh hưởng khi mang thai

Nếu mẹ bầu thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, tiêu thụ rượu bia hoặc không duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối, có thể làm suy giảm trí tuệ của thai nhi.

Dấu Hiệu Và Cách Khắc Phục Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ phải làm sao?

Nhiều phụ huynh đặt ra câu hỏi liệu trẻ có khả năng phục hồi khi gặp vấn đề về phát triển trí não không? Thực tế, việc điều trị hoàn toàn khỏi tình trạng này thường khó khăn. Tuy nhiên, nếu nhận biết kịp thời và can thiệp đúng cách, có thể giúp trẻ cải thiện trí não. Cụ thể, mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau:

Đưa trẻ đi thăm khám với chuyên gia tâm lý

Sử dụng phương pháp tâm lý có thể giúp phát hiện các dấu hiệu tâm lý bất thường, giải quyết vấn đề lo âu, sợ hãi mà không rõ nguyên nhân ở trẻ. Do đó, khi phát hiện các biểu hiện chạm phát triển trí tuệ, mẹ nên đưa trẻ đi khám. Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ phát triển chậm và lập kế hoạch điều trị phù hợp.

Bổ sung các thực phẩm tốt cho trí não

Mẹ nên đặc biệt quan tâm đến việc bổ sung vào chế độ ăn uống của con các thực phẩm giàu chất béo Omega-3 như cá hồi, cá thu, cũng như thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau củ, đậu, trứng, để hỗ trợ cho sự phát triển trí não của trẻ.

Dấu Hiệu Và Cách Khắc Phục Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ

Xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp

Trẻ chậm phát triển trí tuệ nên được hưởng giáo dục tại các trường đặc biệt từ khi chỉ mới 3 tháng tuổi. Tại những nơi này, trẻ sẽ được giáo viên dạy các kỹ năng cơ bản. Ví dụ như ăn uống, học chữ, học số, giao tiếp, cùng với các hoạt động xã hội, ngoại khóa. Hơn nữa, chương trình giáo dục sẽ được điều chỉnh phù hợp với mức độ chậm phát triển từng trẻ. Ví dụ, những trẻ ở mức chậm phát triển trung bình đến nặng có thể cần sống tại trung tâm cộng đồng để được quản lý và chăm sóc tốt hơn. Những trẻ chậm phát triển ở mức độ nhẹ cần hỗ trợ từ nhà trường cùng với một môi trường gia đình gần gũi và ấm áp, kết hợp với các biện pháp phù hợp.

>> Xem thêm: Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Trẻ Chậm Phát Triển

Biện pháp hỗ trợ trẻ kém phát triển trí tuệ tại nhà

Cha mẹ có thể thực hiện việc chăm sóc trẻ chậm phát triển tại nhà theo các cách sau:

+ Luôn theo dõi tiến độ học tập của con ở trường và hoạt động hàng ngày của trẻ.

+ Tạo điều kiện cho trẻ tương tác xã hội nhiều hơn, gặp gỡ người lớn và học cách giao tiếp và chơi với các bạn nhỏ khác.

+ Thường xuyên tham gia vào hoạt động chơi cùng con. Đọc truyện hoặc kể chuyện để tạo cơ hội cho trẻ lắng nghe và phát triển ngôn ngữ.

+ Hướng dẫn trẻ thực hiện các hoạt động từ đơn giản đến phức tạp. Tuy nhiên hãy chia nhỏ ra để trẻ dễ tiếp thu. Sau đó lặp lại nhiều lần để củng cố kỹ năng.

+ Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động khác. Ví dụ như hát hò, nhảy múa, hoặc vẽ tranh để phát triển kỹ năng xã hội.

+ Khen ngợi con khi trẻ hoàn thành một công việc tốt để tăng cường lòng tự tin của trẻ.

+ Khích lệ con khám phá những trải nghiệm mới trong cuộc sống giúp trẻ tự tin hơn khi thể hiện bản thân.

+ Theo dõi và chú ý đến những hành vi tiêu cực của trẻ. Từ đó tìm cách giải quyết hoặc tham khảo ý kiến từ các chuyên gia.

Kết luận

Cha mẹ cần chú ý phát hiện sớm nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ để có thể can thiệp đúng lúc giúp trẻ phục hồi tình trạng tâm thần về bình thường. Nếu có bất kỳ dấu hiệu không bình thường nào, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được khám và điều trị kịp thời.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.99.88.10

Email: kthomel.2022@gmail.com

Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel

Bài viết liên quan