Tin tức

Giải Đáp Những Thắc Mắc Về Thời Điểm Tuần Khủng Hoảng Của Trẻ

Administrator 23/07/2023
Thực tế đã có rất nhiều bậc cha mẹ cảm thấy mệt mỏi và muốn bỏ cuộc trong tuần khủng hoảng của trẻ. Nhưng thay vì chán nản, tại sao cha mẹ không làm cho khoảng thời gian này với trẻ trở nên ý nghĩa?

Thuật ngữ "Tuần khủng hoảng của trẻ"  không còn xa lạ với bậc cha mẹ hiện đại. Trẻ thường trải qua những thay đổi về tâm lý và thể chất trong giai đoạn này. Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ. Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những thách thức lớn trong hành trình chăm sóc trẻ của cha mẹ.

Giải Đáp Những Thắc Mắc Về Thời Điểm Tuần Khủng Hoảng Của Trẻ

Tuần khủng hoảng của trẻ là gì?

Thuật ngữ "Tuần khủng hoảng" ở trẻ có mặt lần đầu tiên vào năm 1992 và ngày càng trở nên phổ biến. Tuần lễ này còn có cái tên khác là Wonder weeks, Stormy weeks hoặc Fussy weeks. Ngay cái tên cũng cho bạn biết những vấn đề của trẻ trong thời điểm này.

Tuần khủng hoảng kéo dài trong vòng 10 tuần là giai đoạn phát triển tích cực của trẻ sơ sinh. Những năm đầu đời là giai đoạn đỉnh cao khi trẻ có những bước phát triển vượt vượt bậc về các kỹ năng của mình.

Tuy nhiên, trẻ trong tuần khủng hoảng thường bộc lộ nhiều “dấu hiệu cáu kỉnh” không rõ nguyên nhân, làm thay đổi cuộc sống hàng ngày của trẻ. Nguyên do là bởi do trẻ chưa kịp thích ứng về mặt nhận thức.

Các dấu hiệu bắt đầu tuần khủng hoảng của trẻ

Các bé thường cáu gắt hơn bình thường trong tuần khủng hoảng. Nhưng khi đối mặt với thay đổi bất chợt, những rối loạn tâm sinh lý và nhận thức, trẻ không biết cách “quản lý” cảm xúc của mình. Cha mẹ có thể quan sát và dựa theo những dấu hiệu sau để biết con mình có đang ở tuần khủng hoảng không:

Ồn ào hơn bình thường (một số bé khóc suốt ngày).

Ngủ không ngoan, không sâu giấc và thường thức dậy vào giữa đêm. Trẻ thường khóc rất to khi thức dậy và khi được dỗ dành lại càng khóc nhiều hơn.

Giải Đáp Những Thắc Mắc Về Thời Điểm Tuần Khủng Hoảng Của Trẻ

Nhiều trẻ biếng ăn, bỏ ăn mặc dù trước đây trẻ ăn rất ngon và ăn tốt.

Trẻ muốn được gần gũi mẹ nhiều hơn, được mẹ bế, vuốt ve, vỗ về. Hoặc trẻ khó chịu khi bố mẹ để ý những đứa trẻ khác.

Sợ hãi và nhút nhát hơn khi gặp gỡ và tương tác với người lạ.

Thích mút tay hoặc ôm ấp một món đồ chơi nhiều hơn.

Có thể thay đổi vui hoặc buồn bất chợt và dễ khóc.

10 mốc ở tuần khủng hoảng của trẻ dưới 24 tháng mẹ cần lưu ý

Trẻ em thường gặp 10 mốc khủng hoảng trong hai năm đầu đời. Ở mỗi thời điểm của tuần khủng hoảng, trẻ sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết trẻ đạt đến đỉnh điểm khủng hoảng ở tuần tuổi thứ 5 - 8 - 12 - 19 - 26 - 37 - 46 - 55 - 64 - 75.

Tuần thứ 1: 4,5 – 5,5 tuần tuổi

Đây là tuần tuổi bắt đầu hình thành các giác quan của trẻ. Hầu hết trẻ sơ sinh khóc nhiều hơn khi đầy tháng vì quá trình trao đổi chất của trẻ hoạt động tích cực hơn.

Sau tuần khủng hoảng này, trẻ sẽ tinh ý hơn và muốn chạm vào mọi thứ. Đặc biệt, bé biết cười và rất nhạy cảm với các mùi hương, đặc biệt là mùi từ mẹ.

Tuần thứ 2: 7,5 – 9 tuần tuổi

Trẻ thường khóc rất nhiều trong thời gian này. Nhưng sau đó, trẻ sẽ có khả năng kiểm soát hoạt động của đầu và giữ ở trạng thái ổn định hơn. Trẻ đã biết quay đầu theo âm thanh, vui đùa cùng đồ chơi và khám phá cơ thể.

Trong tuần khủng hoảng này, trẻ cũng bắt đầu nhận biết những hình đơn giản, làm quen với những gì chúng thấy và phát ra những tiếng bi bô nhỏ.

Tuần thứ 3: 11 – 12,5 tuần tuổi

Cha mẹ sẽ gặp khó khăn trong tuần khủng hoảng này do trẻ thường biếng ăn và quấy khóc về đêm. Cha mẹ nên tập cho trẻ ngủ những giấc ngắn trong thời gian này vì trẻ đã nhận biết được ngày và đêm.

Đồng thời, trẻ học được nhiều hoạt động thô như quay, xoay, lật và nâng đầu... Chúng cũng thích nghe những âm thanh có tần số khác nhau và ngày càng cười nhiều hơn.

Tuần thứ 4: 14,5 – 19,5 tuần tuổi

Trong thời điểm này, trẻ thường cho tay và nhét đồ vật vào miệng. Trẻ cũng nhận thức được nhiều hơn và nhìn theo cha mẹ. Khi đã no, trẻ đã biết cách tự đẩy núm vú ra ngoài.

Tuần thứ 5: 22 – 26,5 tuần tuổi

Thời gian này, trẻ sẽ học các kỹ năng như giữ chặt đồ, đứng lên, ngồi, nhận biết khoảng cách và bắt đầu phun nước bọt. Ngoài ra, chúng hiểu một số yêu cầu đơn giản và trở nên chú, tò mò hơn về hành vi của mọi người.

Giải Đáp Những Thắc Mắc Về Thời Điểm Tuần Khủng Hoảng Của Trẻ

Tuy nhiên, giai đoạn này trẻ lại muốn gần gũi nhiều với mẹ đến mức không thể rời xa mẹ dù chỉ một giây. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ bắt đầu hiểu được nỗi sợ hãi khi phải xa người mình yêu thương. Người mà trẻ muốn gần gũi nhất trước hết là mẹ.

Tuần thứ 6: 33,5 – 37,5 tuần tuổi

Đây là lúc trẻ học được cách nhận biết các nhóm đồ vật. Cha mẹ sẽ thấy rằng trẻ hiểu một số từ ngữ, có thể làm theo người khác và biết cách thể hiện cảm xúc của mình rõ ràng hơn. Mặc dù đây là một tuần khủng hoảng, nhưng đây là thời điểm mà bắt đầu thực hành kỹ năng bò.

Tuần thứ 7: 41 – 46,5 tuần tuổi

Tại thời điểm này, trẻ bắt đầu phát triển khái niệm về trật tự. Trẻ cũng có thể bập bẹ những từ đơn giản và đáp lại những câu ngắn. Ngoài ra, trẻ có thể chỉ vào đồ vật mong muốn và thích trò chơi xếp chồng lên nhau.

Tuần thứ 8: 51 – 54,5 tuần tuổi

Vào cuối thời điểm này, trẻ sẽ học được khả năng giữ vững và dáng đi của trẻ trở nên vững vàng hơn. Ngoài ra, trẻ còn đặc biệt thích vẽ và tô màu. Đồng thời, trẻ có thể tự tháo và đi tất, mặc quần áo.

Tuần thứ 9: 59 – 61,5 tuần tuổi

Qua nhiều cột mốc khủng hoảng, trẻ đã khá "trưởng thành". Biết đùa và biết làm nũng người thân của mình. Trẻ cũng biết bộc lộ tình cảm hơn, biết làm theo hành động và cư xử như người lớn.

>> Xem thêm: Nguyên Nhân Và Cách Giải Quyết Vấn Đề Trẻ Sơ Sinh Biếng Bú

Tuần thứ 10: 70 – 76,5 tuần tuổi

Những tuần "sóng gió" qua đi, ở mốc cuối cùng này trẻ đã lớn hơn rất nhiều. Trẻ có thể đi và chạy nhảy nhiều hơn. Trẻ hiểu những gì người khác nói. Ngoài ra, đến thời điểm này trẻ sẽ có thể xâu chuỗi các sự kiện và thực hiện hành động cho phù hợp.

Tuần khủng hoảng của trẻ thì cha mẹ nên làm gì?

Những tuần khủng hoảng sẽ khiến tất cả các bậc cha mẹ kiệt sức rất nhiều. Tuy nhiên, điều này là cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ. Vì vậy, cha mẹ hãy giữ sức khỏe và tinh thần tích cực để sánh bước cùng hành trình khôn lớn của trẻ.

Giải Đáp Những Thắc Mắc Về Thời Điểm Tuần Khủng Hoảng Của Trẻ

Các tuần khủng hoảng đến rồi đi, nhưng trẻ học được nhiều điều hơn sau mỗi lần. Đây không phải là một tình trạng bệnh nên không chữa trị được. Vì vậy cha mẹ chỉ cần giữ cho trẻ tâm lý thoải mái và ở cùng trẻ nhiều hơn là đủ. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể dùng những mẹo sau:

Nếu cần, hãy chuyển sang thói quen sinh hoạt mới (kéo dài cữ, thức lâu hơn vào ban ngày, cai sữa vào ban đêm...).

Nếu giấc ngủ ban ngày của trẻ ngắn, hãy cho trẻ đi ngủ sớm hơn.

Sẽ luôn có một giai đoạn biếng ăn trong tuần khủng hoảng. Cha mẹ không nên ép trẻ ăn và đợi đến khi trẻ muốn ăn thì mới cho.

Nếu bé khóc nhiều, hãy cho trẻ làm một hoạt động mà trẻ thích để giúp thoải mái hơn.

Kết luận

Thực tế đã có rất nhiều bậc cha mẹ cảm thấy mệt mỏi và muốn bỏ cuộc trong tuần khủng hoảng của trẻ. Nhưng thay vì chán nản, tại sao cha mẹ không làm cho khoảng thời gian này với trẻ trở nên ý nghĩa? Khi ấy, chắc chắn rằng tình cảm gia đình khăng khít với sự phát triển của trẻ.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.99.88.10

Email: kthomel.2022@gmail.com

Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel

Bài viết liên quan