Hệ miễn dịch của trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Nó giống như một lớp khiên bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus... Vì thế, hiểu rõ về cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch và biết cách để tăng cường nó là rất quan trọng. Hãy cùng Homel khám phá trong bài viết này nhé!
Hệ miễn dịch trong cơ thể được hình thành từ một mạng lưới phức tạp các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Bạch cầu là một trong những tế bào quan trọng của hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch này phân bố rộng khắp các cơ quan và mô trong cơ thể. Như cổ họng, tiêu hóa, tủy xương, da, hạch bạch huyết, lá lách, niêm mạc mỏng của mũi và bộ phận sinh dục. Việc phân bố này giúp hệ miễn dịch lưu trữ và duy trì các tế bào. Đảm bảo hoạt động liên tục để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cơ thể.
Trẻ sơ sinh thừa hưởng hệ miễn dịch tự nhiên từ mẹ. Bắt đầu từ giai đoạn thai nghén và sau đó là qua sữa mẹ chứa nguồn kháng thể. Tuy nhiên, nguồn kháng thể này bắt đầu suy giảm sau 6 tháng và hoàn toàn mất đi khi bé ngừng bú. Do đó, từ 6 tháng đến 3 tuổi được gọi là "khoảng trống miễn dịch".
Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể trẻ thông qua các phản ứng miễn dịch sau đây:
Bước 1: Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ hình thành một hàng rào ngăn cản mầm bệnh hoặc các kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể.
Bước 2: Nếu những mầm bệnh này vượt qua được hàng rào đó. Hệ miễn dịch tiếp tục sản xuất các tế bào bạch cầu và các protein khác để tấn công và tiêu diệt chúng. Hệ miễn dịch sẽ cố gắng loại bỏ kháng nguyên trước khi chúng có thể gây hại.
Bước 3: Trong trường hợp không thành công, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt các hệ thống phòng thủ khác để ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh.
Hệ miễn dịch là một cơ chế mạnh mẽ nhờ khả năng nhận biết hàng triệu kháng nguyên khác nhau và có thể ngăn chặn hầu hết các loại bệnh. Từ cảm lạnh đơn giản đến những bệnh nguy hiểm như ung thư. Với điều kiện được chăm sóc đúng cách.
>> Xem thêm: Bé Bị Tiêu Chảy Cấp - Mẹ Phải Làm Sao?
Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và phát triển toàn diện của trẻ em, cụ thể như sau:
Phòng ngừa bệnh: Hệ miễn dịch giúp trẻ em chống lại các vi khuẩn, virus, nấm và các tác nhân gây bệnh khác. Đây là cơ chế tự nhiên của cơ thể để đối phó với các yếu tố gây bệnh.
Tăng cường sức đề kháng: Hệ miễn dịch giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ em bằng cách sản xuất các kháng thể đối với các chất gây bệnh như vi khuẩn và virus, giúp cơ thể chống lại chúng trong tương lai.
Hấp thụ dinh dưỡng: Hệ miễn dịch cũng giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng từ thực phẩm. Nó sản xuất các enzyme cần thiết để phân hủy và hấp thụ các chất dinh dưỡng. Từ đó giúp trẻ tăng cân và phát triển toàn diện.
Hỗ trợ phát triển: Hệ miễn dịch cũng hỗ trợ sản xuất hormone cần thiết để giúp trẻ em phát triển chiều cao, khối lượng cơ thể và các bộ phận khác của cơ thể một cách đúng cách.
Sữa mẹ, đặc biệt là sữa non tiết ra trong những ngày đầu sau sinh, là nguồn giàu kháng thể quan trọng. Globulin có nồng độ cao trong sữa mẹ giúp hình thành các yếu tố kháng thể. Giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn và hiệu quả trong phòng ngừa virus. Lactoferrin, một thành phần trong sữa mẹ, cũng có vai trò ức chế sự hấp thu sắt của vi khuẩn. Ngăn ngừa sự phát triển của chúng và làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Ngoài ra, các vi sinh vật có lợi trong sữa mẹ cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch của đường hô hấp và tiêu hóa của trẻ.
Đủ giấc ngủ giúp trẻ khỏe mạnh và có tác động tích cực đến hệ miễn dịch. Thiếu ngủ có thể dẫn đến giảm sản xuất cytokine. Một loại protein mà hệ miễn dịch tự do khi chúng ta ngủ.
Thường xuyên tập luyện thể dục giúp cải thiện lưu thông các kháng thể trong cơ thể. Giúp cơ thể nhanh chóng phát hiện và phản ứng khi có nguy cơ bị nhiễm bệnh.
Đảm bảo vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ giúp giảm nguy cơ tiếp xúc và xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh.
Việc tiêm phòng đầy đủ theo lịch của Bộ Y tế rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Nó không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn giảm thiểu các biến chứng và di chứng có thể xảy ra khi bị bệnh. Ngoài ra, chi phí tiêm phòng thường ít hơn nhiều so với chi phí điều trị bệnh sau khi mắc phải. Bởi vì cũng như câu ngạn ngữ "phòng bệnh hơn chữa bệnh".
>> Xem thêm: Chu Vi Vòng Đầu Của Trẻ Sơ Sinh Có Ý Nghĩa Gì?
Nhìn chung, hệ miễn dịch của trẻ phức tạp và nhiều giai đoạn thay đổi hơn so với người lớn. Việc hiểu và nắm rõ thông tin về hệ miễn dịch của trẻ là rất quan trọng. Giúp bậc phụ huynh có thể áp dụng các biện pháp tăng cường miễn dịch. Bảo vệ cho bé một cách hiệu quả trong từng giai đoạn phát triển của chúng.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900.99.88.10
Email: kthomel.2022@gmail.com
Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel