Cung cấp cho trẻ đầy đủ kẽm có thể giúp đẩy lùi tình trạng biếng ăn và hỗ trợ trẻ tăng trưởng toàn diện. Vậy cha mẹ nên bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào là hợp lý? Tìm hiểu với Homel qua bài viết dưới đây nhé!
Trẻ được cung cấp kẽm đầy đủ giúp giảm 18% tỷ lệ tiêu chảy, 41% tỷ lệ viêm phổi và hơn 50% tỷ lệ tử vong. Nghiên cứu của Castillo-Duran cho thấy việc trẻ nhẹ cân được bổ sung kẽm sẽ tăng trưởng tốt hơn cả về chiều cao và trọng lượng trong 6 tháng đầu đời.
Kẽm tăng cường hoạt động của khoảng 100 enzyme - đóng vai trò là chất xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Kẽm hỗ trợ duy trì và nâng cao hệ thống miễn dịch hiệu quả. Trẻ sẽ được bảo vệ vị giác, khứu giác và nhanh lành các vết thương hơn.
Kẽm thường được cung cấp hàng ngày thông qua khẩu phần ăn của trẻ. Ví dụ, với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì có thể cung cấp kẽm thông qua bú mẹ. Còn với trẻ lớn hơn thì được cung cấp qua chế độ ăn uống. Trong một số trường hợp, trẻ có thể bị thiếu kẽm vì lý do thể chất hoặc sức khỏe. Lúc này, trẻ thường gặp các triệu chứng như:
+ Biếng ăn.
+ Nôn trớ thất thường
+ Ngủ không ngon giấc, hay bị thức giấc, khó ngủ và ngủ ít.
+ Phát triển thể chất chậm.
+ Hay bị dị ứng
+ Giảm trí nhớ.
+Thường xuyên bị các bệnh nhiễm khuẩn về đường ruột và hô hấp.
+ Thường hay bị vấn đề về ngoài da không rõ nguyên nhân; các vết thương, vết bỏng lâu lành, lở loét, viêm lưỡi, rụng tóc...
Nếu cha mẹ nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào ở trên thì nên đưa trẻ đến bác sĩ để xét nghiệm kẽm huyết thanh. Kết quả xét nghiệm sẽ cho thấy trẻ có bị thiếu kẽm hay không và ở mức độ nào. Sau đó, bác sĩ sẽ cho cha mẹ biết nên cho trẻ bổ sung kẽm trong bao lâu là hợp lý.
Để xác định thời điểm bổ sung kẽm cho trẻ và thời gian trong bao lâu sẽ có hiệu quả, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc trung tâm dinh dưỡng. Tại đây trẻ sẽ được bác sĩ đánh giá tình hình và thực hiện các xét nghiệm. Bác sĩ sẽ xác định xem cơ thể có đủ lượng kẽm hay không. Bên cạnh đó, cho bố mẹ biết nên cung cấp kẽm cho trẻ trong bao lâu và với liều lượng bao nhiêu. Tùy theo tình trạng thực tế từng trẻ, chủ yếu thời gian bổ sung kẽm thường là 2 đến 3 tháng.
Cơ thể trẻ sẽ có nhu cầu lượng kẽm thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ cần cung cấp lượng kẽm như sau:
+ Lượng kẽm cho trẻ 6 tháng tuổi trở xuống: 2mg/ ngày.
+ Lượng kẽm cho trẻ từ tháng thứ 7 đến 12 tháng tuổi: 3mg/ ngày.
+ Lượng kẽm cho trẻ từ 4 - 8 tuổi: 5mg/ ngày.
Sữa mẹ là nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Để cung cấp kẽm cho trẻ trên 6 tháng tuổi, cha mẹ có thể lựa chọn thực phẩm dồi dào kẽm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Các thực phẩm dồi dào kẽm bao gồm sữa, tôm, lươn, hàu, sò điệp, gan heo và thịt bò. Để tăng khả năng hấp thu kẽm, trẻ cần được bổ sung vitamin C từ nhiều loại hoa quả tươi. Ví dụ như cam, chanh, bưởi, quýt… Vitamin C và kẽm có thành phần, cấu trúc và vai trò riêng biệt nhưng khi kết hợp lại sẽ nâng cao hiệu quả hấp thu của nhau. Điều này có nghĩa là vitamin C thúc đẩy quá trình hấp thu kẽm và ngược lại. Từ đó, cơ thể trẻ sẽ có khả năng hấp thụ khoáng chất này tốt hơn. Trẻ sẽ được thúc đẩy sự phát triển của cơ thể và nâng cao hệ miễn dịch.
>> Xem thêm: Hợp Chất HMO Là Gì? Vì Sao Nói HMO Tăng Cường Hệ Miễn Dịch?
+ Nếu dùng các dược phẩm có chứa kẽm (dạng viên uống kẽm gluconat hay kẽm sulfat), cha mẹ nên cho trẻ uống sau bữa ăn 30 phút.
+ Kẽm có khả năng làm ức chế hấp thu sắt khi dùng cùng lúc. Vì vậy hãy cung cấp hai loại khoáng chất này cho trẻ cách nhau ít nhất 2 giờ.
+ Tương tự, kẽm và canxi cũng xảy ra tương tự nếu sử dụng đồng thời. Canxi gia tăng bài tiết kẽm, từ đó giảm khả năng hấp thu kẽm trong cơ thể trẻ.
+ Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết rằng lượng kẽm theo nhu cầu của trẻ thường không được đáp ứng đầy đủ nếu chỉ cung cấp qua khẩu phần ăn mỗi ngày. Bởi vậy, cha mẹ có thể sử dụng thêm các loại sữa giàu hàm lượng kẽm cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thiếu kẽm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả sức khỏe và tâm lý của trẻ. Do vậy, cha mẹ nên theo dõi và chú trọng đến nguồn dưỡng chất quan trọng này cho trẻ.
Bên cạnh cung cấp qua khẩu phần ăn, cha mẹ có thể cho trẻ dùng những thực phẩm có chứa kẽm và các khoáng chất vi lượng thiết yếu như Lysine, Selen, Crom, Vitamin B1... để đáp ứng đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ. Đồng thời, các khoáng chất thiết yếu này hỗ trợ hệ tiêu hóa, cải thiện khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và giúp giảm tình trạng chán ăn, kích thích trẻ ngon miệng.
Bổ sung kẽm cho trẻ giúp cơ thể trẻ tổng hợp protein, phát triển xương chắc khỏe, não bộ, cơ bắp tốt hơn... Đặc biệt, cha mẹ cần lưu ý những triệu chứng thiếu kẽm ở trẻ và có biện pháp chăm sóc kịp thời để giúp trẻ phát triển toàn diện.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900.99.88.10
Email: kthomel.2022@gmail.com
Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel