Ăn uống không phải là việc trẻ học được ngay luôn mà cần có thời gian để tập làm quen. Và không có gì ngạc nhiên khi hầu hết trẻ đều lắc đầu trong thời gian bắt đầu ăn dặm. Nếu chưa biết phải làm gì khi trẻ biếng ăn dặm thì bài viết này sẽ giải đáp giúp mẹ.
Khi được 6 tháng, trẻ bắt đầu ăn dặm nhưng đây cũng là thời điểm trẻ thường biếng ăn nhất. Cha mẹ sẽ không khỏi lo lắng vì trẻ không chịu tham gia bữa ăn, không tăng cân và thấp bé hơn những bạn bè đồng trang lứa.
Sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi. Mục đích của việc ăn dặm ở giai đoạn này là để trẻ quen với việc nhai và nuốt. Do vậy, mẹ nên cho trẻ ăn từ lượng nhỏ rồi tăng dần lượng thức ăn. Điều này giúp hệ tiêu hóa của trẻ tập quen với những thực phẩm lạ. Nhờ vậy mà trẻ mới không bị tình trạng khó tiêu hay biếng ăn.
Kích thước dạ dày ở giai đoạn trẻ 6 tháng tuổi chỉ bằng 1/5 dạ dày của người trưởng thành. Do vậy 1 đến 3 bữa ăn dặm đầu tiên nên ăn khoảng 5 đến 10ml thức ăn bột mịn. Nếu trẻ quen nuốt và muốn ăn thì tăng lên 200ml mỗi bữa. Sau đó cho ăn 1-3 bữa tùy theo ý muốn của trẻ.
Ngoài ra, mẹ nên tiếp tục cho trẻ uống sữa hàng ngày. Lượng sữa cung cấp cho trẻ dưới 9 tháng là 600-800 ml/ngày, sau đó giảm xuống còn 480-700 ml/ngày.
Lúc mới ăn dặm, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện và chưa đủ enzyme. Trẻ chỉ có thể ăn những thực phẩm loãng và dễ tiêu hóa. Sau khi đã dần quen, lượng enzyme sẽ được tiết ra đủ để trẻ có thể ăn những thực phẩm phong phú hơn, phức tạp hơn.
Mẹ cần để trẻ thích nghi với thức ăn mới bằng cách tập trẻ ăn thực phẩm từ loãng tới đặc, từ nhuyễn đến thô.
+ Trẻ từ 6 – 8 tháng: chỉ nên ăn bột pha loãng và có thể bổ sung thêm rau củ đã xay nhuyễn. Cần đảm bảo rằng thực phẩm cho trẻ dễ nuốt và dễ tiêu hóa.
+ Trẻ từ 9 – 11 tháng: trẻ đã có thể ăn ăn bột đặc, cháo rây, sau đó là cháo nguyên hạt, cơm nát… Nếu có thể mẹ hãy hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm xay nhuyễn.
Khi bắt đầu ăn dặm, trẻ cần được bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng:
+ Tinh bột: từ bột gạo, bột khoai lang…
+ Protein: có trong thịt đỏ, trứng, thịt cá..
+ Chất béo: trẻ nên được cho ăn chất béo thực vật như dầu oliu, phomai, bơ, ngũ cốc... Sau khi nấu xong món thì mẹ chỉ cần cho thêm 1-2 thìa dầu ăn vào.
+ Vitamin, khoáng chất và chất xơ: có trong nhiều loại rau xanh và trái cây như bí ngô, cải bó xôi, chuối, lê, táo và cà rốt.
Thực đơn ăn dặm đa dạng không chỉ tăng cảm giác thèm ăn cho trẻ mà còn giúp giảm tình trạng chán ăn. Nó còn làm khẩu vị phong phú hơn và kích thích dạ dày của trẻ gia tăng các loại enzyme. Một chế độ ăn uống đa dạng là chìa khóa để cải thiện chứng biếng ăn cho trẻ.
Mẹ nên động viên bằng ánh mắt và lời nói yêu thương khi cho trẻ ăn thực phẩm mới lạ. Nhờ sự cổ vũ của mẹ, trẻ sẽ trở nên tự tin và sẵn sàng thử bất cứ thứ gì. Mẹ không nên ép buộc trẻ bằng cách la mắng hay đe dọa chúng. Nếu mẹ làm vậy, trẻ sẽ sợ hãi và khóc. Cảm giác ăn uống làm trẻ áp lực và lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn sinh lý rất khó xử lý.
Trước bữa ăn, mẹ tuyệt đối không được cho trẻ ăn vặt như trái cây, đồ ngọt và thậm chí cả sữa. Những đồ ăn vặt sẽ làm trẻ cảm thấy ngang bụng nên vào bữa ăn sẽ không có cảm giác thèm ăn nữa. Ngoài ra, việc ăn vặt trước bữa ăn có thể hình thành thói quen ăn uống không tốt ở trẻ.
+ Cho trẻ mặc quần áo thoải mái, thoáng mát. Tã phải phù hợp với độ tuổi của trẻ hoặc hợp lý nhất là mẹ nên cởi tã cho trẻ.
+ Nếu bé bị đau răng, mẹ nên chuyển sang cho trẻ ăn thức ăn mềm. Khi cơn đau răng của trẻ đã giảm bớt, thì mới cho trẻ ăn lại thức ăn đặc.
+ Nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên cho trẻ bổ sung chất xơ và lợi khuẩn. Chúng sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa của trẻ và giảm táo bón, đầy hơi.
>> Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Gắt Bú: Nguyên Nhân Và Cách Xử Trí
Ngoài trả lời câu hỏi “trẻ biếng ăn dặm phải làm gì”, mẹ cần tránh những sai lầm sau đây khhi chăm sóc cho trẻ biếng ăn dặm.
+ Cho trẻ bắt đầu ăn dặm quá sớm: cho trẻ ăn dặm lúc 4 – 5 tháng tuổi có thể có thể làm ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa của trẻ. Vị sị như tiêu chảy, suy sinh dưỡng, tổn thương hệ tiêu hóa... Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ rẳng trẻ ăn dặm sớm có khả năng bị béo phì.
+ Cho quá nhiều gia vị vào đồ ăn dặm: khi chế biến đồ ăn cho trẻ, nhiều mẹ thường cho thêm muối hoặc đường để thức ăn thơm ngon hơn. Mẹ không biết rằng muối và đường có thể làm giảm cảm giác thèm ăn của trẻ và làm tăng nguy cơ sâu răng, tiểu đường trong những năm tới.
+ Món ăn đa dạng nhưng không đủ 4 nhóm thực phẩm: các bà mẹ có thể chỉ nghĩ đơn giản là đa dạng hóa các món ăn và cách nấu nướng. Mẹ quên rằng nhiều loại thực phẩm chỉ giàu hàm lượng 1 nhóm chất cao.
Khi trẻ bước qua giai đoạn mới, do chưa quen với "thức ăn mới lạ" nên xuất hiện tình trạng trẻ biếng ăn dặm. Cho trẻ ăn dặm độ tuổi thích hợp và chú ý đến chế độ ăn trong thực đơn hàng ngày sẽ giúp tránh được chứng biếng ăn ở trẻ.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900.99.88.10
Email: kthomel.2022@gmail.com
Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel