So với trẻ sinh đúng thời kỳ, trẻ sinh non vẫn có khả năng phát triển bình thường. Tuy nhiên, trẻ sinh non cần chú ý đặc biệt để tránh gặp các vấn đề về sức khỏe. Homel cung cấp hướng dẫn cho cha mẹ về cách chăm sóc trẻ sinh non nhằm hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của con.
Sinh non là tình trạng em bé được sinh ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Tức là trước mốc thời gian an toàn dự kiến từ tuần thứ 39 đến 41. Khi đối chiếu các cột mốc phát triển của trẻ sinh non trong giai đoạn 2-3 năm đầu đời, không thể căn cứ theo cột mốc của trẻ sinh đủ tháng, mà cần căn cứ vào tuổi điều chỉnh.
Ví dụ, nếu một em bé sinh sớm 6 tuần, khi so sánh sự phát triển, cần điều chỉnh ngược lại 6 tuần so với tuổi ghi trên giấy khai sinh. Điều này đồng nghĩa với việc em bé chỉ mới 2 tháng rưỡi. Tương tự, nếu một em bé 6 tháng tuổi, nhưng sinh ra sớm 2 tháng, thì tuổi điều chỉnh của em bé là khoảng 4 tháng tuổi.
Trẻ sinh non càng ít tuần tuổi càng có nguy cơ mắc các bệnh lý và vấn đề sức khỏe. Bao gồm các khía cạnh như thị lực, tiêu hóa và răng miệng... Tuy nhiên, phụ huynh không nên quá lo lắng. Bởi mỗi em bé sinh non có những đặc điểm riêng về tuổi thai, cân nặng và các yếu tố nguy cơ khác nhau. Quan trọng nhất là phát hiện và điều trị các vấn đề sức khỏe ngay từ khi trẻ mới sinh. Điều này sẽ giúp tăng cơ hội sống sót và hỗ trợ cho trẻ sinh non phát triển bình thường.
Ngoài việc áp dụng các phương pháp chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện, cách chăm sóc trẻ sinh non tại nhà cũng rất quan trọng đối với quá trình hồi phục và phát triển cơ bản của em bé. Dưới đây là những điều mẹ cần nhớ khi thực hiện chăm sóc tại nhà, giúp đảm bảo rằng trẻ phát triển mạnh mẽ và khỏe mạnh.
Sữa mẹ đóng vai trò quan trọng làm nguồn dinh dưỡng quý giá cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là đối với trẻ sinh non. Sữa mẹ cung cấp hàm lượng calo, vitamin và protein độ phù hợp với hệ tiêu hóa nhạy cảm của trẻ. Quá trình tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất của trẻ diễn ra dễ dàng dễ dàng hơn. Sữa mẹ chứa nhiều axit béo quan trọng như Phospholipids, hỗ trợ phát triển trí não và thị giác. Sữa mẹ còn cung cấp các yếu tố kháng thể như HMO, chất béo MCFA/SCFA, Alpha-lactalbumin. Tất cả đều có lợi cho hệ miễn dịch non yếu của trẻ. Vì vậy, cho trẻ sinh non bú sữa mẹ đầy đủ trong giai đoạn đầu đời giúp trẻ hưởng lợi từ những dưỡng chất này.
Song song với chăm sóc dinh dưỡng, chất lượng giấc ngủ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ sinh non đạt được các cột mốc phát triển. Trẻ sinh non cần thời gian ngủ nhiều hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Trẻ cần ngủ khoảng 16 - 20 giờ mỗi ngày, với mỗi giấc ngủ không quá 4 giờ. Để tạo điều kiện ngủ thoải mái, cha mẹ nên cho trẻ mặc đồ thoáng và rộng rãi. Khi đặt trẻ xuống ngủ, hãy đảm bảo trẻ nằm ngửa trên một chiếc nệm êm để giảm nguy cơ hội chứng đột tử đột ngột (SIDS) từ việc nằm sấp. Đồng thời, không chặn quá nhiều gối hoặc đồ chơi bông để tránh làm trẻ ngạt thở.
Sau thời gian chăm sóc và điều trị tại bệnh viện, khi trẻ được chuyển về nhà, cha mẹ cần theo dõi kỹ lưỡng các dấu hiệu bất thường của trẻ sinh non. Ví dụ như giảm lượng bú so với bình thường khoảng 50%, hay ọc sữa hoặc chướng bụng. Đặc biệt, trẻ sinh non thường xuyên gặp tình trạng ngưng thở. Vì vậy nếu có bất kỳ bất thường nào trong nhịp thở, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra ngay lập tức.
Đây là phương pháp được khuyến khích khi chăm sóc trẻ sinh non tại nhà. Với điều kiện là trẻ đã có khả năng bú mẹ và nuốt, không có vấn đề về hô hấp hay tim mạch. Bằng cách tiếp xúc với làn da ấm áp của cha mẹ, trẻ sinh non sẽ hưởng nhiều lợi ích quan trọng như hỗ trợ điều hòa nhiệt độ cơ thể, ổn định nhịp tim và thở, tăng cường hệ miễn dịch và kích thích quá trình tiêu hóa. Nhờ đó, trẻ có thể bú sữa hiệu quả hơn, ít quấy khóc và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
>> Xem thêm: 2 Vấn Đề Trẻ Sinh Non Thường Gặp Và Cách Xử Lý
Trẻ sinh non thường có hệ miễn dịch yếu, dễ bị ảnh hưởng bởi các bệnh hô hấp và nhiễm trùng. Do đó, cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến:
+ Không nên tắm cho trẻ mỗi ngày. Chỉ cần cách nhau một hoặc hai ngày hoặc khi trẻ bị bẩn. Sau khi hoàn tất vệ sinh, hãy lau khô cơ thể bằng khăn bông mềm. Đảm bảo vùng cuống rốn luôn khô ráo và sạch sẽ.
+ Đảm bảo rằng phòng nơi trẻ ở luôn thoáng đãng nhưng tránh gió lùa. Duy trì nhiệt độ phòng ổn định khoảng 27 - 28 độ C.
+ Thường xuyên thay đổi ga, gối và nệm.
+ Hạn chế người thân hôn hoặc chạm vào cơ thể trẻ để tránh lây nhiễm vi khuẩn.
+ Cho trẻ tiêm phòng đúng theo lịch. Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cha mẹ nên trang bị kiến thức về cách chăm sóc trẻ sinh non phù hợp và khoa học, nhằm đảm bảo trẻ phát triển bình thường và có sức khỏe tốt cho tương lai. Điều quan trọng là cha mẹ cần tập trung vào việc cung cấp dinh dưỡng, giấc ngủ và theo dõi sức khỏe của trẻ cẩn thận giúp trẻ sinh non có thể phát triển bình thường, khỏe mạnh.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900.99.88.10
Email: kthomel.2022@gmail.com
Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel