Tin tức

Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Trẻ Tập Đứng

Administrator 06/09/2023
Cột mốc trẻ tập đứng vô cùng quan trọng tạo nền tảng cho trẻ học được cách đi, đứng và chạy nhảy.

Việc trẻ đạt được mọi cột mốc phát triển mới luôn là niềm hạnh phúc đối với các bậc cha mẹ. Vì vậy, nếu cha mẹ quan tâm đến việc con mình có thể đứng, đi và nói như thế nào thì cũng không khó hiểu. Thực tế, mỗi trẻ đều có một giai đoạn phát triển riêng. Cha mẹ cần quan sát nét mặt của trẻ cũng như tham khảo các mốc phát triển trung bình mà bác sĩ đưa ra. Hãy cùng Homel tìm hiểu các thông tin khi trẻ tập đứng qua bài viết dưới đây nhé!

Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Trẻ Tập Đứng

Trẻ tập đứng sớm có ảnh hưởng gì không?

Việc trẻ có thể đứng trong thời điểm nào là mối quan tâm thường xuyên của nhiều bậc cha mẹ. Bởi họ lo lắng con mình chậm đứng, cũng như phát triển thể chất kém. Tuy nhiên, nếu cha mẹ cho trẻ tập quá sớm, áp lực của phần thân trên lên xương chân của trẻ có thể khiến chân trẻ bị cong (chân vòng kiềng).
Trẻ bắt đầu bò vào khoảng 7-8 tháng và sau đó tập đứng. Vì vậy cha mẹ có thể cho trẻ tập đứng vào lúc 9 tháng tuổi.

Cho trẻ tập đứng sớm nên hay không?

Học cách đứng là một cột mốc quan trọng đối với trẻ và cả cha mẹ. Kỹ năng này giúp trẻ phát triển các cơ tay và chân tốt hơn. Ngoài ra, đứng là bước đầu tiên để trẻ biết đi, chạy và nhảy. Điều này có nghĩa là trẻ hiện đang chuẩn bị bước vào giai đoạn hoạt động nhiều.

Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Trẻ Tập Đứng

Trẻ tập đứng vào thời điểm mấy tháng tuổi?

Trên thực tế, việc trẻ rèn luyện tư thế đứng không chỉ trong vài ngày. Đó là một quá trình phải mất hàng tháng trời để trẻ tập được. Trẻ sẽ cần sự hỗ trợ của người lớn hoặc bám vào đồ vật một thời gian trước khi có thể tự đứng và đi lại. Dưới đây là các giai đoạn học cách đứng và đi của trẻ:

+ Trẻ biết vịn đứng: 7-9 tháng tuổi. Ở thời điểm này, trẻ đã có thể đứng bằng cách bám vào một vật cố định như bàn, ghế, thanh chắn, thành cũi...

+ Trẻ đứng chững: có nghĩa là đứng trong vài giây mà không cần bám vào bất cứ vật gì. Trẻ khoảng 9 đến 12 tháng tuổi, hệ cơ xương bắt đầu phát triển tốt. Từ đó trẻ dần dần có thể học được cách đứng chững. Tuy nhiên, trẻ chưa thể tự mình đứng dậy mà phải cần người lớn đỡ dậy.

+ Trẻ tự đứng: khoảng 12 tháng tuổi, trẻ bắt đầu rèn được khả năng tự đứng và hoàn thiện kỹ năng này trong khoảng thời gian từ 13 đến 15 tháng. Đây là giai đoạn trẻ đứng không có bám vào thứ gì. Ngoài ra, trẻ có thể chuyển từ ngồi sang đứng và ngược lại để tập đi.

Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Trẻ Tập Đứng

Sau khi học cách tự đứng dậy, trẻ bắt đầu biết đi khi được 12 tháng tuổi. Ở giai đoạn đầu, sức lực của chân còn yếu nên trẻ dễ bị té ngã.

Biểu hiện trẻ bắt đầu học đứng

Để biết chính xác trẻ có thể đứng vào thời điểm nào, cha mẹ quan sát các biểu hiện trẻ đã sẵn sàng để đứng, chẳng hạn như:

+ Trẻ thường bò ở nơi có chỗ bám vị và chỗ tựa cố định.

+ Trẻ bắt đầu bám vào các đồ vật xung quanh. Sau đó bám chặt vào chúng và tự kéo mình đứng lên. Điều này thường xảy ra khi cho trẻ ở trong cũi.

+ Khi trẻ có biểu hiện sẵn sàng đứng, cha mẹ nên tạo không gian rộng rãi để trẻ thoải mái. Ngoài ra, độ chắc chắn của các đồ vật xung quanh trẻ cũng cần được kiểm tra để đảm bảo an toàn.

Dạy trẻ tập đứng như thế nào?

Trẻ chưa tự chuyển từ tư thế ngồi sang đứng được thì cần có sự hỗ trợ của cha mẹ hoặc người lớn. Đầu tiên, cha mẹ giữ nách trẻ bằng cả hai tay và từ từ tạo cho trẻ lấy sức đứng dậy trên mặt đất. Sau đó, cha mẹ có thể cho trẻ vịn vào thành giường, cũi hoặc tường.
Cha mẹ có thể dùng đồ chơi hoặc món đồ yêu thích của trẻ cho trẻ với để dần dần đứng dậy.

>> Xem thêm: Cách Nhận Biết Và Những Điều Nên Làm Khi Trẻ Sơ Sinh Biết Lật

Những trường hợp trẻ tập đứng chậm cha mẹ cần lưu ý

Trẻ sơ sinh thường tự học được cách đứng khi được 18 tháng tuổi. Cha mẹ có thể lo lắng và băn khoăn không biết con mình bao giờ có thể đứng khi thấy những trẻ đồng trang lứa đang học khả năng này nhưng con mình thì chưa. Tuy nhiên, việc trẻ chưa biết đứng muộn hơn bình thường không có nghĩa là sự phát triển về sau của trẻ gặp khó khăn.

Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Trẻ Tập Đứng

Nhưng trẻ không chỉ chậm học cách đứng mà còn chưa đạt được cột mốc phát triển tiếp theo thì cha mẹ cần chú ý hơn đến sự phát triển của con mình. Các cột mốc phát triển gồm có:

+ Trẻ có thể đỡ một phần trọng lượng của mình trên đôi chân.

+ Trẻ học được cách lăn.

+ Trẻ có thể ngồi dậy.

+ Trẻ có thể bập bẹ nói.

+ Trẻ biết cười.

+ Trẻ phản ứng lại khi chơi đùa với cha mẹ ví dụ như chơi ú òa.

+ Trẻ phản ứng với các đồ vật, sự việc xung quanh.

+ Trẻ làm một số việc để thu hút sự chú ý của cha mẹ.

Ngoài ra, tình trạng chậm phát triển cũng có thể xảy ra nếu cơ thể trẻ căng cứng. Nếu nhận thấy con mình đang chậm phát triển so với các mốc phát triển bình thường, cha mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa để tìm ra cách tốt nhất cho trẻ.

Kết luận

Cột mốc trẻ tập đứng vô cùng quan trọng tạo nền tảng cho trẻ học được cách đi, đứng và chạy nhảy. Cha mẹ hãy chăm sóc và hỗ trợ trẻ trong suốt quá trình để giúp cho trẻ được phát triển khỏe mạnh.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.99.88.10

Email: kthomel.2022@gmail.com

Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel

Bài viết liên quan