Viêm họng ở trẻ sơ sinh có thể gây nôn mửa, ho ra đờm, quấy khóc... Ngoài ra, còn nhiều biến chứng nghiêm trọng khác có thể xảy ra nếu không nhân biết và điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây của Homel sẽ đưa đến những thông tin quan trọng về vấn đề trẻ sơ sinh bị viêm họng cũng như cách phòng chống và xử lý hiệu quả cho cha mẹ.
Viêm họng ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh phổ biến mà trẻ dễ mắc phải. Trẻ sơ sinh nên hệ miễn dịch còn non nớt, dẫn đến việc dễ bị ảnh hưởng bởi những tác nhân sau:
Khí hậu: Thời tiết nóng bức, nhất là vào mùa hè làm trẻ ra nhiều mồ hôi, sức đề kháng của cơ thể giảm sút.
Bật quạt và điều hòa không hợp lý: đây cũng là một nguyên nhân cơ bản gây viêm họng. Nằm lâu trong phòng có nhiệt độ thấp dẫn đến niêm mạc mất độ ẩm, cổ họng và mũi của trẻ bị khô, đường hô hấp của trẻ yếu đi.
Cho trẻ ăn thực phẩm lạnh: dùng nhiều đồ ăn, thức uống lạnh có thể khiến trẻ bị viêm họng.
Môi trường: với trẻ trên 6 tháng tuổi, các hoạt động ngoài trời nắng làm trẻ đổ nhiều mồ hôi cũng có thể khiến trẻ bị viêm họng.
Viêm họng ở trẻ sơ sinh là tình trạng họng bị tổn thương, sưng tấy do virus xâm nhập. Trẻ viêm họng sẽ có biểu hiện sau:
Bị sốt: sốt là biểu hiện viêm họng điển hình nhất ở trẻ sơ sinh. Điều này cho thấy hệ thống miễn dịch của trẻ đang hoạt động để ngăn chặn sự tấn công của mầm bệnh. Trẻ có thể hơi sốt hoặc có nhiệt độ cao lên đến 39-40 độ. Đây cũng là tín hiệu cảnh báo cho cha mẹ rằng cơ thể trẻ đang không ổn.
Triệu chứng mũi họng: Bên cạnh sốt, còn có nhiều biểu hiện khác liên quan đến mũi và họng. Chẳng hạn như: thở bằng miệng, ho, sổ mũi, khô môi, khóc khàn tiếng...
Trẻ sưng hạch cổ: trẻ bị viêm họng nặng có thể bị sưng hạch ở cổ. Những nốt này thường mềm và nhỏ dần khi tình trạng bệnh được cải thiện.
Triệu chứng khác: quấy khóc, mệt mỏi, bỏ bú và biếng ăn...
Nên làm gì khi trẻ bị viêm họng là nỗi lo lắng của nhiều bậc cha mẹ khi thấy trẻ có triệu chứng trên. Vì vậy, cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ gặp vấn đề này. Nếu không được chăm sóc và chữa trị hợp lý, trẻ có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đây là một trong những cách chăm sóc trẻ bị viêm họng hiệu quả. Cha mẹ hãy đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ để tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ trẻ khỏi các vi khuẩn gây bệnh.
Bên cạnh đó, cha mẹ nên thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ. Bổ sung đầy đủ Vitamin và các dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Hạn chế để trẻ tiếp xúc với môi trường có bụi bẩn. Trẻ bú mẹ hoàn toàn cần được tăng cường lượng sữa để tăng đề kháng giúp trẻ hồi phục nhanh hơn khi bị viêm họng.
>> Xem thêm: Hợp Chất HMO Là Gì? Vì Sao Nói HMO Tăng Cường Hệ Miễn Dịch?
Viêm họng ở trẻ có thể khiến trẻ bị ho, sốt, chảy mũi... Cảm giác ốm làm trẻ mệt mỏi, biếng ăn và quấy khóc. Để làm giảm các tình trạng này, cha mẹ nên cho trẻ dùng các loại thuốc hạ sốt, ho khi cần thiết và cho trẻ ngủ nhiều hơn.
Lưu ý, việc sử dụng thuốc cho trẻ cần được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.
Khi chăm sóc trẻ bị viêm họng, cha mẹ có thể nhờ đến các bài thuốc dân gian hiệu quả. Ví dụ như dùng rau diếp cá, lá húng chanh hấp với đường phèn hoặc chưng lá hẹ cùng đường phèn...
Viêm họng là hiện tượng bình thường ở người lớn nhưng ở trẻ sơ sinh thì ngược lại. Do vậy, cha mẹ đừng bao giờ chủ quan khi con mình có những biểu hiện bất thường. Trẻ bị viêm họng cấp nếu không được chữa trị kịp thời dễ dẫn đến tình trạng: viêm amidan, viêm xoang, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm hạch mủ, thậm chí nặng hơn là viêm phổi và nhiễm trùng máu...
Việc phòng ngừa viêm họng cho trẻ sơ sinh là rất quan trọng. Sau đây là cách đơn giản cho cha mẹ tham khảo để trẻ phòng ngừa viêm họng tốt nhất:
Khi thời tiết nóng bức hay mùa hè, cha mẹ nên mặc cho trẻ quần áo bằng chất liệu cotton giúp thấm hút mồ hôi để tránh đổ mồ hôi trộm khiến trẻ bị cảm lạnh dẫn đến viêm họng.
Không nên cho trẻ tắm trong nước hoặc tắm nắng lâu. Điều này cũng có thể khiến trẻ bị viêm họng hoặc nhiễm lạnh do thân nhiệt thay đổi bất chợt.
Cha mẹ không nên bật quạt thẳng vào mặt trẻ khi ngủ. Nên để quạt hướng vào tường hoặc vào chân trẻ.
Khi dùng điều hòa, không nên đặt trẻ ở nơi có gió thổi trực tiếp. Nhiệt độ thích hợp trong phòng là 25-27 độ C. Hạn chế đưa trẻ ra vào phòng liên tục do có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột làm trẻ dễ mắc bệnh.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cẩn thận và tránh cho trẻ dùng đồ ăn, thức uống lạnh. Bên cạnh đó, hãy đảm bảo khẩu phần dinh dưỡng khoa học và cân bằng đủ 4 nhóm dưỡng chất là tinh bột, rau xanh, đạm và hoa quả.
Vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên cũng là cách phòng ngừa viêm họng hiệu quả.
Trẻ sơ sinh bị viêm họng là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên thường gặp. Trẻ bị viêm họng cần được nghỉ ngơi và chăm sóc để tránh bị tái bệnh nhiều lần tác động xấu đến sức khỏe. Khi trẻ có biểu hiện của bệnh, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời và đúng cách.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900.99.88.10
Email: kthomel.2022@gmail.com
Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel