Hiểu rõ quá trình phát triển của trẻ sơ sinh là việc vô cùng quan trọng giúp cha mẹ chăm sóc trẻ một cách khoa học và hiệu quả. Điều này đảm bảo rằng trẻ phát triển khỏe mạnh và tăng trưởng ổn định. Cùng Homel tìm hiểu các giai đoạn phát triển của trẻ trong năm đầu tiên qua bài viết dưới đây.
0 tháng tuổi là một trong những giai đoạn phát triển quan trọng mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Bởi trong thời kỳ này, bé yêu trải qua nhiều thay đổi đáng kể. Do đó, việc hiểu rõ những thay đổi này giúp cha mẹ áp dụng những phương pháp chăm sóc phù hợp.
Cụ thể, trong tuần đầu tiên sau khi sinh, mẹ có thể quan sát một số phản xạ tự nhiên từ em bé như giật mình khi có tiếng động hoặc run người khi đang ngủ. Ở 2 tuần tuổi, trẻ chủ yếu bú sữa, ngủ và đi ngoài. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể nhận thức sự khác biệt trong thời gian này. Ví dụ, trẻ có thể quấy khóc nhiều hơn, muốn bú sữa nhiều hơn và thời gian ngủ có thể kéo dài hơn so với giai đoạn trước.
Ở tuần thứ 3, trẻ phát triển khả năng nhìn và theo dõi các vật thể cách 10 - 15 cm. Trẻ có thể cử động tay và chân một cách linh hoạt hơn. Trong giai đoạn 4 tuần tuổi, trẻ tiếp tục cải thiện khả năng tầm nhìn. Ngoài ra, trẻ thường thích mút ngón tay cái. Nhưng để tránh vi khuẩn từ tay vào cơ thể, mẹ nên dùng núm vú giả đã được tiệt trùng để trẻ ngậm.
Vào tuần thứ 5 sau khi sinh, tức là sau một tháng kể từ khi ra đời, cân nặng của em bé tăng khoảng 140 - 250g mỗi tuần và chiều cao tăng lên 10cm. Đồng thời, trẻ 1 tháng tuổi có khả năng nhận biết mùi sữa mẹ một cách dễ dàng. Khả năng thị giác và thính giác cũng phát triển giúp trẻ quan sát tốt trong khoảng cách 25 - 30cm.
Trong giai đoạn 2 tháng tuổi, trẻ trải qua nhiều thay đổi đáng chú ý. Cụ thể, trọng lượng của trẻ tăng khoảng 150 - 200g mỗi tuần. Khả năng thị giác trở nên tốt hơn, có khả năng nhận biết sự thay đổi xung quanh và theo dõi chuyển động của các đối tượng.
Sau 3 tháng kể từ khi sinh, cả trọng lượng và chiều cao của trẻ đều phát triển mạnh mẽ. Thế giới xung quanh trở nên đa dạng và sặc sỡ hơn vì trẻ có khả năng phân biệt màu sắc, đặc biệt là màu sắc đậm. Trẻ ở tuổi 3 tháng ít khóc hơn so với giai đoạn đầu. Thay vào đó, trẻ thể hiện biểu cảm vui mừng khi tương tác với cha mẹ.
Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh ở tháng thứ 4 chủ yếu tập trung vào khía cạnh thể chất, cảm xúc và hành vi. Chiều cao và cân nặng trung bình của bé trai đạt khoảng 63,8cm và 7kg. Còn chiều cao và cân nặng bé gái là 62cm và 6,4kg. Trong giai đoạn này, thị giác của trẻ đã hoàn thiện, có khả năng nhìn xa và quan sát môi trường xung quanh ba chiều một cách hiệu quả hơn.
Trẻ 5 tháng tuổi có khả năng nhận biết cảm xúc thông qua giọng điệu của cha mẹ. Ví dụ, nếu cha mẹ nói chuyện ồn ào, trẻ có thể cảm thấy sợ hãi. Trong khi nếu nói chuyện với giọng điệu nhẹ nhàng, trẻ có thể thể hiện sự vui mừng. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp của trẻ đã phát triển so với giai đoạn 4 tháng. Điều này được chứng minh bằng việc trẻ phản ứng khi nghe ai đó gọi tên, mấp máy miệng và lưỡi tạo ra các âm thanh khác nhau.
Ở cột mốc 6 tháng, trẻ có khả năng đánh giá khoảng cách, phân biệt màu sắc và giữ đồ vật trong tay một cách cẩn thận. Trẻ thích kêu ê a và thường xuyên tham gia vào các cuộc trò chuyện với cha mẹ. Tuy nhiên, nếu phải gặp người lạ, trẻ có thể trở nên nhút nhát và quấy khóc.
Đối với giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh vào tháng thứ 7, thì đây là thời điểm não bộ của trẻ phát triển nhanh chóng hơn cơ thể để thích nghi với môi trường xung quanh. Do đó, trẻ bắt đầu phát triển khả năng ghi nhớ và lưu giữ các giọng nói khác nhau. Hiểu được từ "không" hoặc nhận ra tên gọi trong các cuộc trò chuyện.
Trẻ sơ sinh ở tháng thứ 8 tiếp tục có sự tăng trưởng thể chất tích cực. Bé trai có chiều cao và cân nặng lần lượt là 8,6kg và 70,5cm. Còn bé gái nặng 7,7kg và cao 68,58cm. Ở giai đoạn này, em bé phản ứng nhanh chóng khi được gọi tên, trở nên hoạt bát và tò mò với việc khám phá thế giới xung quanh.
Bước vào tháng thứ 9, trẻ có khả năng bập bẹ được những từ đơn giản như "mama, baba". Nhìn nhận và ghi nhớ màu sắc của các đồ vật và thể hiện sự lo lắng khi phải rời xa cha mẹ. Trong giai đoạn này, kỹ năng cầm nắm của trẻ cũng được hoàn thiện. Trẻ sử dụng ngón trỏ và ngón cái để giữ lấy các đồ vật nhỏ, thậm chí tự bốc thức ăn bằng tay và tự đặt vào miệng.
>> Xem thêm: 4 Điều Giúp Thúc Đẩy Phát Triển Trí Não Trẻ Dưới 1 Tuổi
Khi tìm hiểu về quá trình phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng, nhiều bậc phụ huynh thường ngạc nhiên khi đến giai đoạn 10 tháng. Lúc này, khả năng nhận thức của trẻ có sự tiến triển đáng kể so với giai đoạn trước đó. Điều này được thể hiện qua sự hứng thú của trẻ đối với âm nhạc. Đặc biệt là những giai điệu vui tươi và sôi động. Trẻ cũng phát triển sở thích cụ thể đối với thức ăn hoặc các hành động. Ví dụ như khi cha mẹ mặc quần áo hay mang giày là dấu hiệu chuẩn bị ra ngoài.
Một trong những thay đổi đáng kể ở trẻ 11 tháng là sự săn chắc của cơ bắp. Hình dáng của trẻ có thể không còn mũm mĩm và đáng yêu như trước đây. Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu thực hiện những bước đi đầu tiên, có khả năng chú ý và làm theo những điều cha mẹ nói nhiều hơn do chức năng não phát triển mạnh mẽ. Một số trẻ cũng thể hiện cảm xúc giận dữ, buồn bã hoặc thích đùa giỡn với người thân.
Vào giai đoạn thôi nôi, tức là 12 tháng, cân nặng của trẻ tăng lên gấp 3 lần so với khi mới sinh, chiều cao tăng thêm 50% và kích thước não bộ đạt 60% so với kích thước não của người trưởng thành. Đồng thời, trẻ 12 tháng tuổi đã có khả năng thể hiện nhu cầu của mình đối với cha mẹ thông qua những cử chỉ như lắc đầu hoặc vươn tay . Các kỹ năng vận động của trẻ gần như đã hoàn thiện.
Trên đây là đầy đủ thông tin về quá trình phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên. Đối với mỗi giai đoạn, trẻ có các thay đổi khác nhau đến thể chất, trí não và kỹ năng vận động. Do đó, cha mẹ cần lưu ý và hiểu rõ từng cột mốc phát triển, đồng thời có phương pháp chăm sóc phù hợp để đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900.99.88.10
Email: kthomel.2022@gmail.com
Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel