Tin tức

Rốn Trẻ Sơ Sinh Bị Ướt Cần Chăm Sóc Như Thế Nào?

Administrator 10/03/2024
Trẻ nhỏ sức đề kháng còn chưa cao, cơ thể còn non nớt, nên rốn trẻ sơ sinh bị ướt nếu không được chăm sóc cẩn thận, đúng cách thì dễ bị vi khuẩn xâm nhập.

Rốn trẻ sơ sinh bị ướt nếu kèm theo sưng đỏ, chảy mủ hay chảy máu thì cha mẹ cần hết sức lưu ý và đưa trẻ đi thăm khám kịp thời. Bởi đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng rốn trẻ sơ sinh.

Rốn Trẻ Sơ Sinh Bị Ướt Cần Chăm Sóc Như Thế Nào?

Rốn trẻ sơ sinh bị ướt có sao không?

Dây rốn là “con đường” giúp mẹ đưa oxy và chất dinh dưỡng sang con. Sau khi sinh, dây rốn sẽ được cắt và chỉ giữ lại phần cuống rốn khoảng 2-3 cm. Sau khi rụng rốn, cha mẹ có thể thấy ở gốc rốn của trẻ bị chảy một ít máu. Đây là điều hoàn toàn hình thường nên cha mẹ không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, trong trường hợp cha mẹ thấy rốn trẻ sơ sinh bị ướt khi rụng rốn ở trẻ sơ sinh, đi kèm với các triệu chứng như vùng da quanh rốn sưng đỏ, chảy dịch mủ, rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi, vùng da rốn luôn ẩm ướt thì đây được gọi là tình trạng viêm rốn và đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh. Viêm nhiễm rốn không xử lý kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng rốn – một trong nhiều nguyên nhân gây nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh. Biến chứng này cực kỳ nguy hiểm vì có thể gây tử vong ở trẻ.

Nguyên nhân rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng

Dây rốn sau khi được cắt sẽ dần dần khô lại và sẽ tự rụng vào khoảng 10-14 ngày sau sinh, thậm chí muộn hơn chút. Vậy nguyên nhân tại sao rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng?

Rốn trẻ bị nhiễm nấm Candida

Nhiễm trùng nấm men là một nguyên nhân hàng đầu khiến rốn trẻ sơ sinh rụng nhưng chưa khô. Tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm nấm Candida thường đặc trưng bởi các triệu chứng như ngứa ngáy, đau, nóng rát tại vùng rốn. Nấm Candida là loại ký sinh trùng có khả năng phát triển mạnh mẽ tại các vùng da ẩm ướt. Nếu số lượng nấm tấn công quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Dây rốn trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn cũng là nguyên nhân khiến rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau rụng. Khi bị nhiễm khuẩn, quan sát tại vùng rốn của trẻ sẽ thấy biểu hiện sưng đau, phù nề và rốn tiết dịch vàng trông như mủ kèm mùi hôi khó chịu. Mùi hôi là do sự xuất hiện và trú ngụ của vi khuẩn trong rốn của trẻ.

Rốn Trẻ Sơ Sinh Bị Ướt Cần Chăm Sóc Như Thế Nào?

Ống niệu quản không được đóng khít

Rốn trẻ sơ sinh có mùi nặng, luôn trong tình trạng ẩm ướt rất có thể là do ống niệu quản của trẻ chưa đóng khít. Ống niệu quản nối bàng quang của thai nhi với dây rốn. Nếu ống niệu quản không thể đóng chặt sẽ khiến rốn của trẻ xuất hiện mùi hôi và chảy nước ẩm ướt.

Cách xử trí khi rốn trẻ sơ sinh bị ướt

Phải làm gì khi rốn trẻ sơ sinh bị ướt? Đây chắc hẳn là thắc mắc của hầu hết cha mẹ khi bé yêu đang gặp phải tình trạng này. Theo khuyến cáo của các bác sĩ nhi khoa, điều cha mẹ cần làm là chú ý theo dõi và tuyệt đối không bỏ qua bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở rốn của trẻ.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng tư vấn đến cha mẹ cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh như sau:

+ Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh, lau rửa vùng rốn hàng ngày cho trẻ. Cha mẹ có thể dùng tăm bông hoặc miếng gạc sạch thấm nước muối sinh lý, sau đó nhẹ nhàng lau xung quanh vùng rốn.

+ Cần tiến hành vệ sinh rốn cho trẻ đúng cách mỗi ngày. Sau khi rửa xong, cha mẹ cần thấm khô vùng rốn để đảm bảo vùng rốn luôn được khô thoáng.

+ Hạn chế tối đa rốn của trẻ cọ xát với quần áo hay tã bỉm. Tốt hơn hết, cha mẹ nên mặc quần áo rộng rãi cho trẻ, chú ý cách mặc bỉm để không tiếp xúc với cuống rốn. Tránh tình trạng rốn bị nhiễm trùng do tiếp xúc với phân hay nước tiểu từ bỉm.

+ Ngoài ra, để ngăn ngừa tình trạng này, khi tắm cho trẻ, cha mẹ nên dùng miếng vải mềm hoặc bông gạc để thấm khô hết nước không may dây vào cuống rốn của trẻ.

+ Cha mẹ cần sát khuẩn tay trước khi tắm hoặc vệ sinh lau rửa rốn cho trẻ.

Rốn Trẻ Sơ Sinh Bị Ướt Cần Chăm Sóc Như Thế Nào?

Cách chăm sóc để phòng tránh rốn trẻ sơ sinh bị ướt

Vùng da ẩm ướt có thể kích thích vi khuẩn phát triển. Để rốn trẻ sơ sinh không bị ướt, hôi hay nhiễm trùng, phương án tốt nhất là giữ vệ sinh cho vùng rốn của trẻ.

Khi tắm, cha mẹ nên tránh để nước rơi vào vùng rốn hoặc ngâm trẻ trong nước tắm quá lâu. Ngoài ra, trong thời kỳ sau khi sinh hay rốn mới rụng, trẻ không được dùng xà phòng hay dung dịch hóa học. Việc tắm bằng thảo mộc cũng không mang lại hiệu quả cao bởi phương án an toàn nhất là giữ cho rốn luôn khô thoáng. Đồng thời, cha mẹ trước khi vệ sinh hay tắm cho bé cần làm sạch tay. Quần áo nên là loại rộng rãi, thoải mái để hạn chế ma sát với rốn. Đặc biệt, rốn trẻ phải được để tự rụng, không được cố ý kéo hoặc rút.

Rốn Trẻ Sơ Sinh Bị Ướt Cần Chăm Sóc Như Thế Nào?

>> Xem thêm: Cách Chăm Sóc Rốn Trẻ Sơ Sinh An Toàn

Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh đi khám?

Trong quá trình chăm sóc cho bé, cha mẹ cần quan sát liên tục và loại bỏ hoàn toàn các điều kiện, tác nhân gây ra nhiễm trùng rốn. Rốn bị ướt là một trong những trường hợp đó. Khi trẻ có những biểu hiện sau, gia đình cần đưa tới cơ sở y tế để chẩn đoán tình trạng bệnh chính xác:

+ Chảy dịch vàng từ cuống rốn

+ Chảy dịch từ các vùng xung quanh rốn

+ Có mủ ướt

+ Chảy máu

+ Sưng đỏ

+ Trẻ quấy khóc, sốt.

Kết luận

Trẻ nhỏ sức đề kháng còn chưa cao, cơ thể còn non nớt, nên rốn trẻ sơ sinh bị ướt nếu không được chăm sóc cẩn thận, đúng cách thì dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Cha mẹ cần chú ý quan sát các dấu hiệu bất thường ở trẻ, đồng thời chủ động đưa trẻ đi khám để được phát hiện và xử lý kịp thời.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.99.88.10

Email: kthomel.2022@gmail.com

Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel

Bài viết liên quan