Tin tức

Sai Lầm Của Cha Mẹ Khiến Cho Trẻ Bị Táo Bón Nặng

Administrator 10/11/2023
Để điều trị khi trẻ bị táo bón nặng một cách hiệu quả, cha mẹ cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Cùng với đó, thay đổi chế độ ăn uống và điều chỉnh lối sinh hoạt của trẻ.

Táo bón thường xảy ra ở trẻ em và có thể được cải thiện một cách đơn giản. Tuy nhiên, việc bố mẹ chăm sóc trẻ sai cách có thể dẫn đến táo bón trở nên nghiêm trọng hơn hoặc gây ra các biến chứng nguy hiểm. Homel xin chia sẻ 7 sai lầm cần tránh và cách xử lý tình trạng khi trẻ bị táo bón nặng qua bài viết dưới đây.

Sai Lầm Của Cha Mẹ Khiến Cho Trẻ Bị Táo Bón Nặng

7 sai lầm khi chăm sóc khiến trẻ bị táo bón nặng

Dưới đây là các sai lầm nghiêm trọng liên quan đến việc chăm sóc khi trẻ bị táo bón có thể gây ra tác động không tốt đối với sức khỏe, mà bố mẹ nên chú ý đến:

Cho uống quá nhiều nước khi trẻ bị táo bón

Đây là một trong những lỗi phổ biến dẫn đến tình trạng táo bón nghiêm trọng ở trẻ. Có nhiều cha mẹ hiểu lầm rằng việc cho trẻ uống nhiều nước có thể làm cho phân trở nên mềm hơn và dễ dàng đi ngoài. Tuy nhiên, trong thực tế, việc uống quá nhiều nước có thể khiến trẻ cảm thấy no bụng và không muốn ăn. Nó dẫn đến thiếu dưỡng chất cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Kết quả là phân trở nên khó mềm hơn và trẻ cũng gặp khó khăn trong việc đi ngoài.

Bổ sung chất xơ không đúng cách

Việc tăng cường chất xơ đột ngột không phải là cách hiệu quả để giải quyết tình trạng táo bón ở trẻ. Ngược lại, cho trẻ ăn quá nhiều rau củ và trái cây có thể làm cho phân trở nên lớn và cứng. Vì vậy, bố mẹ cần nhớ rằng nên tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn của trẻ dần dần. Đảm bảo trẻ uống đủ nước để giúp việc di chuyển chất xơ qua ruột trở nên dễ dàng hơn.

Sai Lầm Của Cha Mẹ Khiến Cho Trẻ Bị Táo Bón Nặng

Lạm dụng men vi sinh cho trẻ

Một số phụ huynh tin rằng cách giải quyết khi trẻ bị táo bón là sử dụng men vi sinh. Tuy nhiên, việc dùng men vi sinh một cách thường xuyên và kéo dài có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sự cân bằng của hệ tiêu hóa của trẻ. Nó có thể dẫn đến nguy cơ trẻ dễ mắc rối loạn tiêu hóa hơn.

Không tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ

Táo bón ở trẻ em là một vấn đề yêu cầu điều trị kéo dài. Tuy nhiên, sau khi thấy tình trạng táo bón của trẻ có sự cải thiện, nhiều bố mẹ ngừng sử dụng thuốc hoặc không tuân thủ đúng hướng dẫn bởi bác sĩ. Điều này làm cho tình trạng trở nên khó khăn trong việc điều trị.

Nghĩ con đang không thoải mái vì vấn đề khác chứ không phải đang “nín nhịn”

Trẻ từ 2 tuổi trở lên thường dễ bị táo bón do thói quen ăn ít rau, ít vận động, và thường nhịn đi vệ sinh khi mải chơi. Hơn nữa, nhiều bậc cha mẹ thường không chú ý đến các dấu hiệu của trẻ khi đi vệ sinh. Thậm chí không nhận ra rằng trẻ có thể đang cố ý nín nhịn.

Tự ý dùng các mẹo dân gian cũng có thể làm cho trẻ bị táo bón nặng

Tự ý áp dụng các phương pháp kích thích như bơm hoặc thụt hậu môn cho trẻ bằng các biện pháp dân gian (sử dụng mật ong, đọt mồng tơi...) có thể gây tác động đến phản xạ đi ngoài tự nhiên. Vấn đề này nếu kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Trẻ có thể mất khả năng tự đi tiêu theo cách bình thường.

Trẻ bị táo bón nặng có tác động gì đến sức khỏe?

Có thể nói, những sai lầm trong việc chăm sóc trẻ bị táo bón không chỉ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, mà còn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng quát của trẻ. Điều này gây ra nứt hoặc chảy máu hậu môn do cần rặn mạnh khi đi tiêu. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra sa trực tràng. Đây là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị táo bón nặng và cần đưa đến bác sĩ để điều trị.

Sai Lầm Của Cha Mẹ Khiến Cho Trẻ Bị Táo Bón Nặng

Hơn nữa, khó khăn trong việc đi ngoài khiến cho trẻ thường xuyên gặp vấn đề. Gồm có: đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu hóa, biếng ăn, không hấp thụ đủ lượng dinh dưỡng cần thiết... Điều này có thể dẫn đến việc kém phát triển về mặt thể chất và trí tuệ. Chính vì lý do này, khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu của táo bón hoặc thấy tần suất đi tiêu không bình thường, bố mẹ nên xử lý vấn đề này một cách kịp thời.

Trẻ bị táo bón nặng phải làm sao?

Để điều trị khi trẻ bị táo bón nặng một cách hiệu quả, cha mẹ cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Cùng với đó, thay đổi chế độ ăn uống và điều chỉnh lối sinh hoạt của trẻ. Cụ thể:

Cho trẻ uống nước vừa đủ

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, không cần thiết phải bổ sung thêm nước. Vì trẻ đã được cung cấp nước thông qua việc bú mẹ hoặc sữa công thức. Trẻ lớn hơn có thể cho uống nước ép trái cây, nước luộc rau củ hoặc canh để đảm bảo rằng trẻ có đủ lượng nước cần thiết.

Sai Lầm Của Cha Mẹ Khiến Cho Trẻ Bị Táo Bón Nặng

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ hòa tan chữa táo bón

Để giúp trẻ bị táo bón nặng đi ngoài dễ dàng hơn, mẹ có thể cân nhắc bổ sung vào khẩu phần thực phẩm nhóm có chứa chất xơ hòa tan. Chất xơ này có khả năng hấp thụ nước và làm mềm phân.

>> Xem thêm: Top 5 Các Loại Sữa Chống Táo Bón Cho Trẻ

Tập thói quen đi tiêu đúng giờ

Nếu không biết cách giải quyết vấn đề táo bón của trẻ, hãy thử tạo cho trẻ thói quen đi tiêu hàng ngày. Nên cho trẻ đi tiêu vào buổi sáng hoặc sau bữa tối khoảng 30 phút. Trong quá trình này, bạn có thể xoa bóp bụng cho trẻ để kích thích sự hoạt động của ruột.

Khi trẻ bị táo bón nặng hãy massage bụng trẻ thường xuyên

Massage bụng là một phương pháp giúp tăng sự hoạt động của ruột của trẻ và kích thích phân điều tiết ra ngoài dễ dàng hơn. Để thực hiện, bạn chỉ cần sử dụng 3 ngón tay giữa và áp lên vùng bụng xung quanh rốn. Sau đó nhẹ nhàng thực hiện các động tác xoay tròn quanh rốn trong khoảng 3 phút.

Kết luận

Trên đây là những sai lầm khi chăm sóc khiến cho trẻ bị táo bón nặng mà phụ huynh cần nhớ. Vì trẻ còn nhỏ nên chưa thể biểu đạt tình trạng khó chịu của mình một cách rõ ràng. Vì vậy, cha mẹ nên lắng nghe và chú ý đến mọi dấu hiệu để cải thiện tình trạng sức khỏe của trẻ một cách tốt nhất!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.99.88.10

Email: kthomel.2022@gmail.com

Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel

Bài viết liên quan