Tin tức

Trẻ Sơ Sinh Đau Bụng Nguyên Do Từ Đâu Và Cách Xử Lý

Administrator 10/07/2023
Trẻ sơ sinh đau bụng xảy ra phổ biến và vì nhiều nguyên do khác nhau. Tuy nhiên, tình trạng đau bụng ở trẻ có thể là biểu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

Tình trạng trẻ sơ sinh đau bụng không phải là hiếm. Tuy nhiên nhiều cha mẹ bối rối và băn khoăn không biết nên làm gì. Nguyên do gây đau bụng ở trẻ và cách xử lý nhanh chóng, hiệu quả như thế nào? Cha mẹ tìm hiểu qua bài viết dưới của Homel nhé!

Trẻ Sơ Sinh Đau Bụng Nguyên Do Từ Đâu Và Cách Xử Lý

Những biểu hiện khi trẻ sơ sinh đau bụng

Khi trẻ bị đau bụng do chưa biết nói nên trẻ sẽ bộc lộ bằng cách quấy khóc. Một số biểu hiện trẻ bị đau bụng:

Trẻ khóc và cáu kỉnh hơn bình thường.

Trẻ có dấu hiệu ưỡn người, gồng người lên hoặc gập đầu gối khi khóc.

Trẻ biếng bú hoặc không chịu bú sẽ làm rối loạn giấc ngủ.

Trẻ nôn trớ và tiêu chảy.

Trẻ cũng có thể bị đầy bụng và khó tiêu.

Nguyên do khiến trẻ sơ sinh đau bụng

Trẻ sơ sinh đau bụng có thể vì nhiều lý do. Dưới đây là một số nguyên do phổ biến mà cha mẹ nên lưu ý.

Trẻ sơ sinh đau bụng do tình trạng colic

Đau bụng colic ở hay còn gọi tình trạng này là khóc dạ đề. Tình trạng này thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 2-3 tuần và có thể kéo dài đến 4-5 tháng tuổi. Đây là triệu chứng quấy khóc của trẻ khi hội đủ 3 yếu tố sau:

Trẻ khóc nhiều và liên tục trong ít nhất 3 tháng đầu đời.

Khóc liên tục hơn 3 tiếng.

Tình trạng quấy khóc xuất hiện hơn 3 lần một tuần.

Trẻ Sơ Sinh Đau Bụng Nguyên Do Từ Đâu Và Cách Xử Lý

Mặc dù khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Nhưng ngay cả các bác sĩ không thể xác định được nguyên do. Có thể do trẻ nuốt phải khí gây đầy hơi, khó tiêu hoặc do trẻ không tiếp nạp các chất có trong sữa.

Trẻ bị khó tiêu

Khó tiêu khiến trẻ bị đau bụng khi đi ngoài khó hoặc không đi ngoài được khoảng 3 ngày. Trong quá trình đi ngoài, phân có thể cứng và khô. Ngoài ra, sự thay đổi về màu của phân như đỏ, đen, nâu đỏ cũng rất đáng lo ngại. Trẻ bị khó tiêu có thể do không hợp sữa, khẩu phần ăn không có đủ chất xơ hoặc uống chưa đủ nước...

Trẻ gặp vấn đề trào ngược dạ dày thực quản

Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản tức là trẻ bị rối loạn tiêu hóa hay còn gọi là GERD. Trẻ bỏ bú, hay bị nấc cụt, thở khò khè, ho nhiều về đêm, thường xuyên bị viêm tai, chậm tăng cân, xuất huyết dạ dày hoặc tiêu hóa,… là những biểu hiện phổ biến khi gặp tình trạng này.

Trẻ đi ngoài ra nước

Đau bụng và đi ngoài ra nước ở trẻ là do gặp phải một loại virus gọi là virus rota. Ngoài ra, trẻ bị đau bụng đi ngoài cũng có thể do tiếp xúc với các loại vi khuẩn như Salmonella, Campylobacter, E. Coli, ký sinh trùng, thực phẩm nhiễm khuẩn...

Cha mẹ có thể thấy dấu hiệu rõ ràng nhất trẻ bị đau bụng là đi ngoài ra nước hoặc có máu, gồng người lên, quấy khóc, nôn trớ, đầy bụng hoặc sốt... Tình trạng này có thể làm cơ thể trẻ mất nước trầm trọng.

Tình trạng lồng ruột ở trẻ

Đây là một tình trạng ít gặp nhưng gây đau bụng ở trẻ sơ sinh và có thể gặp phải vào khoảng 8-14 tháng tuổi. Lồng ruột là do một đoạn ruột trượt vào một đoạn ruột khác gây tắc nghẽn và đau đớn. Trẻ gập đầu gối về phía bụng, nôn trớ và đi ngoài sẫm màu, nhầy và có máu.

Không tiếp nạp lactose

Trẻ rối loạn tiêu hóa như viêm dạ dày hoặc tiêu chảy... sẽ gặp trở ngại trong việc tiêu hóa lactose vì cơ thể trẻ không thể tạo ra loại enzyme phân hủy đường trong sữa. Trẻ gặp vấn đề này thường có biểu hiện như phân chua đau, đau quặn bụng, đầy bụng và loét hậu môn.

Trẻ Sơ Sinh Đau Bụng Nguyên Do Từ Đâu Và Cách Xử Lý

Các sản phẩm của Homel đều không sử dụng đường lactose giúp trẻ tránh được tình trạng rối loạn tiêu hóa. Sản phẩm có các Vitamin và khoáng chất với hàm lượng cao và dễ hấp thu. Bên cạnh đó, các sản phẩm đều có hương vị thanh mát và gần giống với hương sữa mẹ.

Trẻ bị viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa xuất hiện khi vi khuẩn bị kẹt bên trong ruột thừa do phân cứng ngăn lỗ thông mở và gây tắc nghẽn. Tình trạng trẻ trẻ đau quặn dữ dội. Trẻ sẽ liên tục khóc vì đau và xuất hiện các vấn đề khác như sốt, nôn trớ...

Trẻ bị thoát vị trong thành bụng

Đây là một vấn đề rối loạn xảy ra khi ruột già hoặc ruột non trượt ra khỏi khoang bụng. Vấn đề này gây đầy hơi, nôn mửa, sốt, khó chịu và tắc ruột. Điều này có thể xảy ra nếu cơ bụng của trẻ yếu hoặc ở bé trai, nếu ống bẹn không được đóng lại đúng cách và một phần ruột đi vào ống bẹn.

Nhiễm khuẩn đường tiểu

Trẻ bị đau bụng cũng có thể bị nhiễm khuẩn đường tiểu hoặc dị tật bẩm sinh đường tiết niệu. Nhiễm khuẩn đường tiểu làm đau vùng bụng dưới khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hoặc niệu đạo. Từ đó, trẻ bị sốt, quấy khóc khi đi tiểu và nước tiểu có mùi.

Các dấu hiệu khác khi trẻ sơ sinh đau bụng

Trẻ sơ sinh bị đau bụng dù chưa biểu hiện bằng lời nói nhưng cha mẹ có thể nhận biết qua một số dấu hiệu sau:

Trẻ quấy khóc hoặc la hét lên vì đau đớn. Trẻ thường khóc nhiều vào chiều muộn hoặc tối. Thời gian khóc khoảng 3 tiếng mỗi ngày, 3 ngày trở lên mỗi tuần.

Khi trẻ bị đau bụng, cha mẹ có dỗ dành sao cũng không thể làm trẻ ngừng quấy khóc.

Trẻ Sơ Sinh Đau Bụng Nguyên Do Từ Đâu Và Cách Xử Lý

Trẻ có thể bị tức bụng, nắm chặt tay, giơ chân, uốn người, cau mày vì đau, nhắm mắt hoặc nhăn mặt.

Trẻ có thể biếng ăn, ngủ hay giật mình dậy, hay cáu gắt.

Trẻ nôn mửa hoặc đi phân lỏng.

Bụng của trẻ có thể bị chướng hoặc đầy hơi.

>> Xem thêm: Top 5 Các Loại Sữa Chống Táo Bón Cho Trẻ

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh đau bụng

Khi cho bú, cha mẹ nên để trẻ ngồi bú. Nếu trẻ bú bình, hãy đảm bảo rằng trẻ không tiếp nhận quá nhiều không khí. Đặc biệt, không nên ép trẻ bú quá nhiều vì có thể gây khó chịu. Vì vậy, hãy đợi ít nhất 2-3 giờ trước khi cho trẻ ăn bữa khác.

Cha mẹ nên bế trẻ trên tay, địu ở đằng trước, cho ngồi trong xe đẩy hoặc nôi. Sự tiếp xúc và chuyển động cơ thể có thể dễ dàng làm trẻ bình tĩnh lại, ngay cả khi vẫn ẩm ỉ đau bụng.

Dùng nước ấm tắm và mát xa bụng trẻ, hoặc cho trẻ nằm sấp một lúc và xoa nhẹ lưng cho trẻ.

Quấn trẻ trong một chiếc khăn lớn và mỏng sẽ khiến bé cảm thấy ấm áp và dễ chịu phần nào.

Kết luận

Trẻ sơ sinh đau bụng xảy ra phổ biến và vì nhiều nguyên do khác nhau. Tuy nhiên, tình trạng đau bụng ở trẻ có thể là biểu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Khi trẻ gặp tình trạng này, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm để chăm sóc và chữa trị kịp thời.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.99.88.10

Email: kthomel.2022@gmail.com

Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel

Bài viết liên quan