Tin tức

Trẻ Trớ Nhiều Lần Trong Ngày Có Nguy Hiểm Không?

Administrator 22/10/2023
Mặc dù việc trẻ trớ nhiều lần trong ngày là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng nó cũng có thể là nguy cơ của một số bệnh mà cha mẹ không nên chủ quan.

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là hiện tượng bình thường nếu chỉ xảy ra 1-2 lần/ngày và trẻ vẫn bú sữa, phát triển bình thường. Nhưng nếu trẻ trớ nhiều lần trong ngày, đó có thể là do trẻ đang có bệnh lý tiềm ẩn. Cha mẹ hãy cùng Homel tìm hiểu thêm về nguyên do cũng như cách chữa trị tình trạng này qua bài viết dưới đây.

Trẻ Trớ Nhiều Lần Trong Ngày Có Nguy Hiểm Không?

Trẻ trớ nhiều lần trong ngày nguyên do từ đâu?

Nôn mửa nhiều lần trong ngày ở trẻ sơ sinh có thể là hiện tượng sinh lý bình thường hoặc có thể bởi các nguyên do sau:

Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện

Dạ dày của trẻ thường nằm ngang và thể tích rất bé nên lượng sữa đọng lại lâu hơn. Có 1 cơ vòng (cơ tâm vị) giữa thực quản và dạ dày giúp tránh thức ăn trào ngược. Dạ dày của trẻ chưa ổn định. Nên trẻ dễ bị ói sữa nếu ăn quá no, vận động hoặc nằm tư thế không đúng.

Trẻ ăn quá no

Dạ dày của trẻ nhỏ chỉ chứa được 7-13 ml/thức ăn ngay sau khi sinh. Lúc 3 tháng tuổi chỉ chứa được 30 ml/thức ăn. Khi được 6 tháng tuổi có thể chứa được khoảng 200 ml/thức ăn. Nếu mẹ cho trẻ ăn vượt quá khả năng của dạ dày thì trẻ sẽ bị nôn trớ.

Trẻ mắc bệnh lý về đường tiêu hóa

Một số bệnh về hệ tiêu hóa ở trẻ như viêm ruột, rối loạn nhu động ruột, lồng ruột… cũng sẽ làm trẻ bị trớ kèm theo sốt, quấy khóc, đau bụng, biếng ăn.

Trẻ Trớ Nhiều Lần Trong Ngày Có Nguy Hiểm Không?

Trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Nếu trẻ nôn mửa nhiều lần trong ngày và bị sốt, đau bụng, tiêu chảy hay thậm chí co giật thì đây là những dấu hiệu điển hình của ngộ độc thực phẩm. Lúc này, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Trẻ bị chướng bụng, đầy hơi

Tình trạng này làm cho sữa tiêu hóa chậm, trong dạ dày của trẻ chứa nhiều khí và hơi dễ gây nôn trớ. Trẻ bị đầy hơi còn kèm thêm các tình trạng như: quấy khóc, bú kém, táo bón, sờ thấy bụng hơi cứng.

Trẻ trớ nhiều lần trong ngày có sao không?

Trẻ bị trớ nhiều lần trong ngày có sao không còn phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu trẻ trớ sinh lý hoặc do được bế sai tư thế, bú quá no thì cha mẹ không phải quá lo lắng. Lúc này cha mẹ nên giảm lượng sữa cho trẻ mỗi lần bú. Không đặt cho trẻ nằm hoặc bế rung lắc sau khi ăn.

Trẻ Trớ Nhiều Lần Trong Ngày Có Nguy Hiểm Không?

Nếu trẻ bị tình trạng nôn trớ kèm các biểu hiện sau đây, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm. Vì có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.

+ Nôn ra máu: Trẻ bị nôn ra máu có thể vết nứt núm vú của mẹ hoặc những tổn thương ở miệng. Tuy nhiên, nôn ra máu còn là biểu hiện 1 số bệnh lý nghiêm trọng. Ví dụ như tổn thương thực quản, sốt xuất huyết, viêm ruột cấp, giãn tĩnh mạch cửa gan.

+ Tiêu chảy: Trẻ đi ngoài lỏng và nhiều lần, có thể phân có máu là những dấu hiệu của các bệnh lý như thương hàn, viêm ruột, lồng ruột cấp… Bên cạnh đó, việc vừa bị nôn vừa đi ngoài nhiều lần còn làm cho trẻ bị mất nước và điện giải.

+ Sốt, co giật: Trẻ nôn trớ kèm theo sốt cao, co giật là dấu hiệu đặc trưng của tình trạng nhiễm khuẩn. Ví dụ như nhiễm độc thần kinh, ngộ độc thức ăn, viêm màng não mủ…

+ Trẻ nôn trớ nhiều lần và kéo dài hơn 1 ngày: Trẻ bị trớ liên tục trong ngày dễ bị mất nước, mất điện giải.

Trẻ trớ nhiều lần trong ngày thì phải làm sao?

Khi nhận thấy trẻ bị nôn nhiều lần trong ngày, cha mẹ cần làm gì để trẻ ngừng nôn?

Ôm trẻ đúng cách khi trẻ nôn

Khi trẻ bị nôn trớ, cha mẹ nên để trẻ nghiêng đầu sang một bên để tránh trẻ bị sặc. Đặc biệt, không bế xốc trẻ lên đột ngột vì dễ làm chất nôn tràn vào phổi gây nguy hiểm. Nếu trẻ đang ngủ, cha mẹ nên đặt trẻ ở tư thế đầu cao hơn thân một chút để tránh trào ngược dạ dày. Đồng thời, mẹ vỗ về và vuốt lưng để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Vệ sinh sạch sẽ sau khi trẻ trớ

Để vệ sinh hết chất nôn trong miệng trẻ, cha mẹ dùng quấn một miếng gạc mềm vào ngón tay và lau hết chất nôn trong khoang miệng của trẻ. Sau đó, lau phần mặt và cổ cho trẻ bằng nước ấm và thay áo cho trẻ.

Trẻ Trớ Nhiều Lần Trong Ngày Có Nguy Hiểm Không?

>> Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Bị Đầy Hơi - Biểu Hiện Và Cách Xử Lý

Chăm sóc trẻ đúng cách

Để tránh tình trạng trẻ bị nôn trớ thì cha mẹ nên thử những phương pháp dưới đây:

+ Cho trẻ bú đúng cách. Mẹ nên chia nhỏ số lần bú hàng ngày của trẻ để tránh bị quá no. Khi cho trẻ bú, mẹ nên bế trẻ sao cho phần đầu và thân mình nằm trên một đường thẳng để tránh tình trạng trào ngược dạ dày. Với trẻ bú ngoài, mẹ nên cầm cho bé ngậm ngập cổ bình. Điều này giúp dễ bú hơn và không bị nuốt qua nhiều khí. Khi bú xong thì chỉ cho trẻ nằm sau khoảng 15 – 20 phút.

+ Vỗ lưng cho trẻ ợ hơi sau khi bú xong. Mẹ dùng một chiếc khăn sạch để trên vai và bế trẻ tựa vào vai mẹ. Sau đó, mẹ nhẹ nhàng xoa lưng trẻ theo chiều kim đồng hồ hoặc khum tay vỗ nhẹ vào lưng.

+ Massage bụng cho trẻ. Mẹ dùng đầu ngón tay trỏ và ngón tay giữa. Massage nhẹ nhàng theo hình tròn từ rốn và mở rộng ra bên ngoài. Cách làm này giúp tránh được chứng đầy hơi, khó tiêu và trẻ tiêu hóa tốt hơn.

+ Bổ sung lợi khuẩn giúp trẻ có tiêu hóa tốt. Bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong cơ thể. Trẻ phòng ngừa được các tình trạng về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, táo bón…

+ Đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám khi trẻ có biểu hiện nghiêm trọng. Trẻ bị nôn trớ nhiều kèm tình trạng sốt, quấy khóc, co giật, chất nôn có máu hay dịch mật (vàng, xanh)… Cha mẹ cần xử lý sớm để tránh bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ.

Kết luận

Mặc dù việc trẻ trớ nhiều lần trong ngày là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng nó cũng có thể là nguy cơ của một số bệnh mà cha mẹ không nên chủ quan. Cha mẹ cần lưu ý những triệu chứng bất thường để đưa trẻ ngay đến bệnh viện để thăm khám.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.99.88.10

Email: kthomel.2022@gmail.com

Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel

Bài viết liên quan