Đầy hơi sau khi bú có thể tạo ra cảm giác không thoải mái, khiến trẻ trở nên khó chịu, thậm chí có thể gây nôn mửa và làm gián đoạn giấc ngủ. Hiểu rõ cách vỗ lưng để giúp trẻ ợ hơi không chỉ giúp tránh được những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa mà còn tăng cường chất lượng giấc ngủ của trẻ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cho cha mẹ về cách thực hiện việc vỗ ợ hơi cho trẻ hiệu quả sau khi bú sữa.
Trong giai đoạn đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non nớt. Dạ dày của trẻ có kích thước rất nhỏ. Khi mới chào đời, nó chỉ bằng kích thước của một quả cherry, chứa khoảng 5-7ml sữa. Khi được ba ngày tuổi, dạ dày trẻ đã phát triển lớn hơn. Nó to bằng kích thước của một quả óc chó, có thể chứa được từ 22-27ml sữa. Lượng không khí từ môi trường bên ngoài có thể dễ dàng đi vào dạ dày của trẻ.
Do dạ dày trẻ còn nhỏ và không khí cùng sữa có thể làm cho dạ dày căng đầy, gây cảm giác khó chịu cho trẻ sau khi bú. Bởi vì dạ dày của trẻ nằm ngang chứ không phải dọc như của người lớn. Cơ thắt giữa dạ dày và thực quản yếu. Do vậy khi dạ dày bị căng do không khí, có thể dễ dàng gây trào ngược và gây các vấn đề như ọc sữa, nôn trớ...
Cha mẹ cần thực hiện thao tác vỗ lưng để giúp trẻ loại bỏ khí đang bị kẹt trong dạ dày. Trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn, giảm nguy cơ nôn trớ sau khi bú. Hơn nữa, thao tác này giúp giải phóng thể tích dạ dày. Từ đó trẻ có thể bú được nhiều sữa hơn, giúp trẻ no lâu hơn và có giấc ngủ sâu hơn.
Để giúp trẻ ợ hơi nhanh chóng, mẹ có thể áp dụng những phương pháp sau đây:
Một cách cơ bản để vỗ ợ hơi cho trẻ là ôm con gần ngực. Mẹ chỉ cần ngồi thẳng, ôm con theo hướng thẳng đứng. Để cằm của bé nằm thoải mái trên vai mẹ. Mẹ sử dụng một tay để nâng đỡ phần đầu và cổ của trẻ. Đồng thời, tay còn lại nhẹ nhàng xoa và vỗ nhẹ lưng của trẻ từ dưới lên. Trong khi thực hiện, mẹ nên di chuyển xung quanh phòng để tăng hiệu quả.
Với phương pháp này, mẹ nên đặt trẻ ngồi thẳng trên đùi. Mẹ cần đặt cơ thể trẻ hơi nghiêng về phía trước. Sau đó, mẹ sử dụng một tay để nâng đỡ phần cằm của trẻ. Chú ý không tác động mạnh vào phần cổ của trẻ. Bằng tay còn lại, mẹ nhẹ nhàng xoa và vỗ nhẹ lên lưng của trẻ theo chiều từ dưới lên trên để giúp trẻ ợ hơi nhanh hơn.
Để thực hiện phương pháp này, mẹ nên đặt trẻ nằm sấp trên đùi của mình. Sau đó, mẹ sử dụng một bàn tay để nâng đỡ phần cằm và ngực của trẻ. Cùng lúc đó, tay còn lại của mẹ vừa xoa nhẹ vừa vỗ nhẹ lên lưng của trẻ. Trong quá trình thực hiện, mẹ cần chú ý đỡ trẻ nhẹ nhàng, tránh tạo áp lực lên vùng cổ của trẻ.
Ngoài việc tư thế vỗ ợ hơi đúng, cha mẹ cũng quan tâm đến các vấn đề sau đây.
Tốt nhất là cha mẹ nên thực hiện việc vỗ ợ hơi cho trẻ sau mỗi lần trẻ bú hoặc giữa những buổi ăn. Tuy nhiên, nếu mẹ nhận thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu không thoải mái nào trong khi đang bú, hãy ngưng cho trẻ ăn và thực hiện thao tác vỗ ợ hơi. Đối với những trẻ hay nôn trớ, việc vỗ ợ hơi nên được thực hiện thường xuyên cả vào ban đêm và ban ngày.
Khi trẻ ợ hơi, thường sẽ có âm thanh ợ hoặc trẻ sẽ dừng khóc, trở nên vui vẻ và sẵn sàng tiếp tục bú. Trong quá trình vỗ lưng, có thể trẻ sẽ trớ ra một lượng nhỏ sữa. Điều này là bình thường và không cần phải lo lắng. Nên chuẩn bị sẵn một chiếc khăn sạch trên vai hoặc đùi mẹ trước khi thực hiện việc vỗ ợ hơi sẽ giúp tránh tình trạng làm bẩn quần áo mẹ khi trẻ trớ sữa.
Nếu mẹ đã áp dụng một trong những phương pháp vỗ ợ hơi cho trẻ kể trên, nhưng trẻ vẫn có biểu hiện đầy hơi, quấy khóc, cong lưng hay thu chân vào bụng... thì có thể mẹ thử đặt trẻ nằm ngửa trên giường và nhẹ nhàng xoa bóp từ vùng bụng xuống hai chân, giống như cử động chân khi đi xe đạp. Nếu tình trạng đầy hơi vẫn không giảm, cha mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
>> Xem thêm: Hướng Dẫn Trị Ọc Sữa Cho Trẻ Đơn Giản Tại Nhà
Nếu mẹ đã thực hiện đúng tư thế vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh, nhưng trẻ vẫn thể hiện các biểu hiện nôn trớ, có khả năng cao là trẻ đang phải đối mặt với một số bệnh lý về hệ tiêu hóa, viêm màng não mủ, co thắt môn vị xuất huyết não... Nếu trẻ nôn trớ liên tục, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh có thể giảm triệu chứng ọc sữa, đầy hơi và nôn trớ... giúp trẻ có khả năng bú nhiều sữa hơn, ít quấy khóc và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Mặc dù đây là tình trạng phổ biến, nhưng cha mẹ không nên lơi là và cần quan sát trẻ để có thể hỗ trợ kịp thời khi cần thiết.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900.99.88.10
Email: kthomel.2022@gmail.com
Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel