Ọc sữa là hiện tượng thường xảy ra ở trẻ. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tình trạng tâm lý chán ăn ở trẻ, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, phát triển chậm và suy dinh dưỡng. Cùng Homel tìm hiểu các mẹo trị ọc sữa cho trẻ qua bài viết sau đây.
Dạ dày của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn toàn, do đó sữa có khả năng trào ngược lên ống thực quản dẫn đến tình trạng ọc sữa. Hơn nữa, các nguyên nhân khác có thể gây ra hiện tượng ọc sữa ở trẻ bao gồm tư thế cho bú không đúng, tốc độ bú quá nhanh... Cũng có thể do các vấn đề về bệnh lý như nhiễm trùng đường hô hấp, hẹp phì đại môn vị, lồng ruột hoặc tác dụng phụ của các loại thuốc....
Việc trẻ thường xuyên bị ọc sữa không chỉ gây ra sự khó chịu, mà còn có tác động không tốt tới khả năng hấp thu dưỡng chất cần thiết. Do đó, mẹ có thể tham khảo một số cách để xử lý tình trạng ọc sữa ở trẻ như sau:
Bố mẹ có thể cung cấp cho trẻ các sản phẩm sữa của Homel để giúp thúc đẩy sự phát triển lợi khuẩn trong đường ruột. Từ đó ngăn ngừa các bệnh do rối loạn tiêu hóa và kích thích trẻ thèm ăn. Sản phẩm sữa của Homel hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng với hàm lượng cao thành phần đạm Whey thủy phân và chất xơ hoà tan FOS. Hợp chất 2’FL HMO đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và tăng cường chức năng tiêu hóa hiệu quả.
Mẹ không nên cho trẻ uống toàn bộ lượng sữa lớn trong một lần. Mẹ có thể chia nhỏ nó thành nhiều cữ với dung tích nhỏ hơn. Bằng cách này, trẻ không bị áp lực lớn lên hệ tiêu hóa và có thể giảm tình trạng ọc sữa, nôn mửa.
Một phương pháp hiệu quả khác để giảm ọc sữa là đảm bảo trẻ bú sữa đúng tư thế. Khi trẻ bú mẹ, mẹ nên ngồi thoải mái. Sau đó đặt tay vào giữa đầu và sử dụng tay còn lại để nhẹ nhàng vỗ lưng trẻ.
Đối với trẻ bú bình, đầu của trẻ phải nằm cao hơn thân trẻ (từ cổ trở xuống). Mẹ hỗ trợ giữ bình sữa ở một góc nghiêng 45 độ để sữa luôn che phủ cổ bình. Điều này nhằm hạn chế không khí đi vào dạ dày, gây trào ngược và nôn mửa.
Vỗ lưng giúp trẻ loại bỏ khí thừa sau khi bú một cách hiệu quả. Động tác này làm giảm tình trạng ọc sữa và mang lại cảm giác thoải mái cho trẻ. Sau khi trẻ bú xong, mẹ có thể thực hiện việc này bằng cách bế trẻ thẳng người. Đặt phần cằm của trẻ lên vai của mẹ và để bụng trẻ hơi áp và người mẹ. Tiếp theo, mẹ dùng một tay để đỡ đầu, cổ và tay còn lại để vỗ nhẹ và xoa lưng của trẻ từ dưới lên trên để giúp trẻ ợ hơi.
Ngoài những gợi ý để khắc phục tình trạng ọc sữa ở trẻ đã được đề cập, cha mẹ cũng có thể thử áp dụng một số cách hữu ích khác. Ví dụ: không để trẻ nằm ngay sau khi mới bú sữa, chọn quần áo thoải mái, tránh cho trẻ uống sữa ngay sau khi mới nôn (nên chờ ít nhất từ 30 - 60 phút trước khi cho trẻ bú sữa lại)...
Dưới đây là một số phương pháp dân gian để giảm tình trạng ọc sữa:
1. Gừng tươi: Tính ấm của gừng có khả năng làm dịu hệ tiêu hóa, giảm cảm giác trào ngược và khó chịu ở trẻ. Mẹ lấy nước cốt từ gừng tươi kết hợp với chút mật ong cho trẻ uống 2-3 lần/ngày.
2. Chanh tươi: Chanh tươi chứa Axit Citric - một chất có khả năng ổn định môi trường axit trong dạ dày. Mẹ chỉ cần rửa sạch chanh, thái lát mỏng và cho vào cốc. Sau đó rót một ít nước sôi lên để chanh tiết ra nước. Đợi cho đến khi nước nguội bớt (hơi ấm), mẹ có thể đút từng muỗng nhỏ cho trẻ.
3. Bạc hà: Methanol trong lá bạc hà có khả năng làm dịu cơn co thắt và giảm lượng axit trong dạ dày. Do đó, nếu trẻ thường xuyên ọc sữa, mẹ có thể lấy một ít lá bạc hà rửa sạch, xay nhuyễn và vắt lấy nước cốt. Sau đó, một chút nước ấm vào nước cốt rồi khuấy đều và cho trẻ uống.
4. Nước lọc: Khi trẻ liên tục bị ọc sữa, mẹ nên bổ sung nước cho trẻ để giúp tránh tình trạng mất nước.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những biện pháp này chỉ là các phương pháp dân gian. Trước khi thực hiện chúng, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ một cách cẩn thận.
>> Xem thêm: Trẻ Trớ Nhiều Lần Trong Ngày Có Nguy Hiểm Không?
Nếu cha mẹ phát hiện rằng trẻ gặp tình trạng ọc sữa cùng với các dấu hiệu bất thường dưới đây, cần đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra càng sớm càng tốt:
+ Biếng bú hoặc có dấu hiệu chán bú.
+ Bị sốt.
+ Có triệu chứng ho.
+ Bị chảy mũi.
+ Trẻ có vấn đề về tiêu hóa (như đi ngoài dịch nhầy hoặc máu trong phân).
+ Nôn mửa.
+ Thường xuyên quấy khóc.
+ Không phát triển chiều cao và cân nặng và có thể tụt cân.
Trên đây là những gợi ý về cách trị ọc sữa cho trẻ tại nhà mà cha mẹ có thể tham khảo. Tuy ọc sữa là một hiện tượng phổ biến nhưng cha mẹ không nên coi thường. Tốt nhất, nên đưa trẻ đến bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe sớm và được hướng dẫn về cách chăm sóc tốt nhất cho trẻ.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900.99.88.10
Email: kthomel.2022@gmail.com
Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel