Tin tức

Biếng Ăn Tâm Lý Ở Trẻ Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh

Administrator 18/07/2024
Bài viết này sẽ cung cấp cho ba mẹ thông tin về vấn đề biếng ăn tâm lý ở trẻ. Hy vọng sẽ giúp ích được cho ba mẹ trong quá trình chăm bé khỏe mạnh!

Biếng ăn tâm lý ở trẻ em là một vấn đề phổ biến và lo ngại của nhiều phụ huynh. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất mà còn có tác động đến tinh thần và hành vi của trẻ. Việc hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp khắc phục sẽ giúp cha mẹ có những giải pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng này và đảm bảo sự phát triển toàn diện cho con.

Biếng Ăn Tâm Lý Ở Trẻ Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh

Biếng ăn tâm lý ở trẻ là gì?

Biếng ăn tâm lý, hay còn được gọi là chán ăn thần kinh. Là một loại rối loạn ăn uống mà trẻ em không muốn ăn hoặc sợ ăn do một nỗi sợ nào đó. Tình trạng này gây thiếu hụt dinh dưỡng và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ.

>> Xem thêm: Mách Mẹ Cách Tăng Cân Cho Bé Tăng Trưởng Đều

Dấu hiệu biếng ăn tâm lý ở trẻ

Phát hiện sớm các dấu hiệu biếng ăn tâm lý ở trẻ là vô cùng quan trọng để cha mẹ có thể can thiệp kịp thời và hiệu quả. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp:

  • Từ chối ăn: Trẻ có thể từ chối mọi loại thực phẩm. Bao gồm cả những món ăn trước đây trẻ rất thích.

  • Trẻ sợ, lo lắng, khó chịu khi đến bữa ăn.

  • Quấy khóc, la hét: Trẻ có thể quấy khóc, la hét, che miệng, đẩy thức ăn ra xa. Hoặc thậm chí bỏ chạy để tránh ăn.

  • Ngậm thức ăn: Trẻ có thể ngậm thức ăn trong miệng mà không nuốt hoặc nhai. Dẫn đến bữa ăn kéo dài mà không hiệu quả.

  • Thay đổi thói quen ăn uống: Trẻ có thể thay đổi thói quen ăn uống. Ví dụ chỉ ăn một số loại thực phẩm nhất định hoặc yêu cầu ăn vào những thời điểm không phù hợp.

  • Biểu hiện khó chịu khi ăn: Trẻ có thể tỏ ra khó chịu, bực bội. Hoặc có những hành vi chống đối như đẩy thức ăn ra xa, nôn ọe khi thấy thức ăn hoặc sau khi ăn xong.

>> Xem thêm: Những Điều Mẹ Cần Biết Về Giáo Dục Sớm Cho Trẻ Sơ Sinh

Cách khắc phục biếng ăn tâm lý ở trẻ

Để khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ, cha mẹ cần có sự kiên nhẫn và áp dụng chiến lược phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp cụ thể phù hợp cho từng độ tuổi của trẻ.

Biếng Ăn Tâm Lý Ở Trẻ Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh

Đối với trẻ sơ sinh

  • Đảm bảo chất lượng sữa mẹ: Chất lượng sữa mẹ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bé. Mẹ nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng và đủ dinh dưỡng. Đồng thời tránh các thực phẩm và chất kích thích có thể làm thay đổi mùi vị sữa. Nếu cần thiết, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc bổ sung các chất cần thiết.

  • Xây dựng lịch bú phù hợp: Đảm bảo cho trẻ được bú đúng giờ và đúng cữ. Giúp xây dựng thói quen ăn uống khoa học và hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn. Cha mẹ nên lưu ý đến tín hiệu đói của trẻ để điều chỉnh lịch bú phù hợp. Tránh cho trẻ bú quá nhiều hoặc quá gần nhau.

  • Bổ sung vi chất cho con kích thích ăn uống: Nếu sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, có thể bổ sung thêm sữa công thức chứa các chất kích thích sự ăn ngon miệng. Hãy lựa chọn loại sữa phù hợp với độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng của bé.

  • Giữ tâm lý người mẹ tích cực: Tâm trạng của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ. Mẹ nên giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ và tránh căng thẳng hay trầm cảm. Một môi trường yêu thương và thoải mái từ mẹ sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn và hứng thú hơn với việc bú mẹ. Vai trò của gia đình và những người thân xung quanh là rất quan trọng để tạo ra một môi trường thuận lợi cho mẹ, giúp tránh các vấn đề tâm lý như trầm cảm sau sinh.

Đối với trẻ lớn hơn

  • Nắm rõ khẩu vị, trang trí món ăn bắt mắt tạo cảm hứng ăn cho con: Hiểu rõ khẩu vị và sở thích ăn uống của con sẽ giúp cha mẹ chuẩn bị những bữa ăn phù hợp. Khuyến khích trẻ hứng thú với việc ăn uống. Hãy thử cách trang trí món ăn một cách sáng tạo và bắt mắt để kích thích thị giác và sự tò mò của bé.

  • Tránh ép buộc khi cho trẻ ăn: Tránh ép buộc hoặc gây áp lực khi cho trẻ ăn. Điều này có thể làm tăng sự căng thẳng và sự phản kháng từ trẻ. Thay vào đó, hãy tạo một không gian ăn uống vui vẻ, thoải mái. Khuyến khích trẻ thử các món mới mà không áp đặt.

  • Phục hồi dinh dưỡng thiếu hụt: Trẻ biếng ăn thường gặp phải tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. Ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của cơ thể. Lựa chọn các món ăn phù hợp không chỉ giúp trẻ thích thú hơn với bữa ăn mà còn đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Các lựa chọn có thể bao gồm: Thịt gà, cá hồi, trứng gà, đậu hũ giàu protein. Cải bó xôi, cà rốt, bí đỏ giàu vitamin A, E, C, K. Trái cây tươi dễ ăn như chuối, táo, cam, dâu tây, xoài. Yến mạch, khoai tây giàu tinh bột. Các nguồn chất béo lành mạnh như dầu olive, hạt chia, sữa chua, phô mai, sữa tươi.

  • Gặp bác sĩ tâm lý nếu có vấn đề tâm lý khác: Nếu tình trạng biếng ăn kéo dài, việc đưa trẻ gặp bác sĩ tâm lý để cải thiện hành vi và tâm trạng là điều mà các bậc phụ huynh nên xem xét.

Kết luận

Dựa trên những thông tin trên, ba mẹ hy vọng đã hiểu thêm về vấn đề biếng ăn tâm lý ở trẻ. Mỗi bé có thể có thể trạng, nhịp sinh học và nhu cầu dinh dưỡng riêng biệt. Vì vậy ba mẹ không nên áp đặt quá mức việc ăn uống của bé. Điều quan trọng là kiên nhẫn, không nóng vội, và chủ động tìm ra những điểm chưa phù hợp trong phương pháp cho bé ăn, từ đó tìm ra cách xử lý phù hợp nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.99.88.10

Email: kthomel.2022@gmail.com

Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel

Bài viết liên quan