Mẹ có biết, việc khám thai định kỳ vô cùng quan trọng bởi sẽ giúp bác sĩ theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của mẹ và thiên thần nhỏ đấy. Vậy mẹ còn chần chừ gì nữa mà không cùng Homel khám phá các mốc khám thai quan trọng trong bài viết sau.
Khám thai định kỳ là hình thức kiểm tra, theo dõi tình hình sức khỏe của mẹ và bé yêu. Thông qua các kết quả xét nghiệm, siêu âm ở từng cột mốc thai kỳ nhất định, bác sĩ sản khoa nắm khái quát tình hình phát triển của thai nhi, hạn chế nguy cơ xấu trong thai kỳ. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ giải đáp thắc mắc của mẹ bầu khi mang thai, cũng như tư vấn chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi phù hợp.
Thực hiện thăm khám thai đúng các cột mốc thai kỳ quan trọng giúp tầm soát, phát hiện kịp thời nguy cơ thai kỳ, tránh các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, cụ thể:
Khi có dấu hiệu mang thai (như trễ kinh 1 tuần, que thử thai hiện 2 vạch), mẹ cần đến bác sĩ phụ sản để được thăm khám. Lúc này, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm để xác định mẹ có thai không, tình trạng và số lượng thai, đồng thời tính tuổi thai, ngày dự sinh.
Quá trình khám thai tuần ở 5-8 bao gồm:
+ Đo điện tâm đồ.
+ Xét nghiệm đường huyết, HbsAg, kiểm tra nước tiểu, huyết đồ.
+ Các xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục (giang mai, AIDS,..)
Mốc khám 11-13 tuần 6 ngày khá quan trọng vì đây là lúc đưa ra kết quả chính xác nhất để phát hiện các nguy cơ dị tật bất thường nhiễm sắc thể. Theo đó, mẹ cần thực hiện:
+ Siêu âm đo độ mờ da gáy.
+ Xét nghiệm Double Test.
Ngoài ra, từ tuần thai thứ 14 trở đi, thai đã dần ổn định nên bác sĩ sẽ chỉ thực hiện tiêm phòng một số loại vacxin.
Tuần thai thứ 16-22 là một trong các mốc khám thai quan trọng. Mẹ cần lưu ý thăm khám để theo dõi tình hình sức khỏe, cũng như phòng tránh nguy cơ thai nhi mắc chứng dị tật ống thần kinh và các rối loạn về gen... Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện:
+ Kiểm tra chỉ số cân nặng, huyết áp.
+ Siêu âm, xét nghiệm nước tiểu.
+ Thực hiện xét nghiệm Triple Test (nếu mẹ chưa làm Double Test ở lần khám trước).
Đây cũng là lúc mẹ có thể thấy mặt con yêu thông qua hình ảnh siêu âm chi tiết tay, chân, mặt, cấu trúc não và các cơ quan bên trong của thai nhi. Để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé luôn ổn định, mẹ cần:
+ Siêu âm sàng lọc quý II, siêu âm 4D để đánh giá hình thái thai nhi, độ dài cổ tử cung.
+ Thực hiện các xét nghiệm pháp dung nạp đường, tổng phân tích nước tiểu và tiêm phòng uốn ván lần 1.
Đặc biệt ở tuần thai thứ 28, mẹ có nhóm máu “hiếm” (Rhesus âm) được tiêm Anti-D Immunoglobulin để phòng tránh hiện tượng tán huyết cho các thai kỳ sau.
Đến tuần đầu tiên của tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối thai kỳ), cần theo dõi sự phát triển của thai nhi thông qua xác định vị trí nhau, ngôi thai, tình trạng nước ối, dây rốn,... Quá trình theo dõi thai nhi và sức khỏe của mẹ lúc này bao gồm:
+ Siêu âm 4D xác định các chỉ số thai nhi.
+ Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.
+ Tiêm chủng phòng ngừa uốn ván lần 2 (với sản phụ lần đầu sinh hoặc lần 2 sau 5 năm).
Tuần thai thứ 32-34 là một trong các mốc khám thai quan trọng. Lúc này, thai nhi bắt đầu quay đầu xuống dưới gần cổ tử cung để chuẩn bị chào đời. Mẹ có thể theo dõi sự phát triển của bé yêu qua quá trình siêu âm, xét nghiệm như:
+ Siêu âm 2D (xác định ngôi thai, vị trí nhau, tình trạng dây rốn, nước ối,..).
+ Tổng phân tích nước tiểu.
+ Thực hiện Non-stress test (có chỉ định của bác sĩ) để theo dõi nhịp tim thai và cơn co tử cung.
Quá trình khám thai và các loại xét nghiệm mẹ cần thực hiện của giai đoạn này cũng tương tự như ở tuần thai thứ 32-34. Cụ thể gồm có:
+ Siêu âm 2D (xác định ngôi thai, vị trí nhau, tình trạng dây rốn, nước ối,..).
+ Tổng phân tích nước tiểu.
+ Thực hiện Non-stress test (có chỉ định của bác sĩ) để theo dõi nhịp tim thai và cơn co tử cung.
Ở giai đoạn cuối thai kỳ này, mẹ cần thăm khám mỗi tuần 1 lần để theo dõi sát sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tiến trình khám thai trong thời điểm này cần thực hiện:
+ Siêu âm 2D để đánh giá các chỉ số thai nhi.
+ Thực hiện tổng phân tích nước tiểu.
+ Làm Non-stress test nhằm theo dõi nhịp tim thai và cơn co tử cung.
Lúc này, chỉ còn vài ngày nữa thôi thì mẹ đã có thể gặp mặt con yêu. Để chuẩn bị cho hành trình “vượt cạn” thuận lợi, mẹ cần thăm khám bác sĩ mỗi 3 ngày 1 lần để làm các xét nghiệm, kiểm tra và thực hiện siêu âm như:
+ Siêu âm 2D, siêu âm màu (nếu thai trên 40 tuần).
+ Tổng phân tích nước tiểu.
+ Theo dõi nhịp tim và cơn co tử cung bằng Non-stress test (thai trên 40 tuần).
>> Xem thêm: Cân Nặng Của Bà Bầu Theo Từng Tháng Thay Đổi Như Thế Nào?
Khi đi khám thai định kỳ, mẹ cũng cần lưu ý một số điều quan trọng như:
+ Mặc quần áo thoải mái như váy bầu, đi giày bệt để tiện lợi cho quá trình thăm khám.
+ Vệ sinh cơ thể sạch sẽ (đặc biệt là vùng kín).
+ Đi vệ sinh và uống nước trước khi siêu âm (thực hiện theo chỉ định của bác sĩ).
+ Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khám thai những lần trước (nếu có) để tiện cho bác sĩ theo dõi.
Có thể thấy, hành trình thai kỳ khỏe mạnh là nền tảng vững chắc cho con yêu điều kiện ra đời thuận lợi nhất. Mẹ nên ghi nhớ các mốc khám thai định kỳ cũng như xây dựng chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi và sinh hoạt lành mạnh để mẹ khỏe, bé phát triển tốt về sau.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900.99.88.10
Email: kthomel.2022@gmail.com
Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel