Tin tức

Cách Chăm Bé Bị Viêm Tai Giữa Đúng Cách Cho Mẹ

Administrator 30/07/2024
Mặc dù viêm tai giữa không phải là một căn bệnh nguy hiểm. Nhưng bố mẹ không nên chủ quan. Cùng Homel tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé!

Viêm tai giữa là một bệnh thường gặp ở trẻ em và thường có thể điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời và triệt để, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến thính giác của trẻ. Ngoài việc điều trị tại bệnh viện, các bậc phụ huynh cũng nên nắm vững các phương pháp chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa để có thể ứng phó khi cần thiết.

Cách Chăm Bé Bị Viêm Tai Giữa Đúng Cách Cho Mẹ

Bệnh viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở khu vực tai giữa. Khi vi rút hoặc vi khuẩn xâm nhập vào khoảng trống nằm sau màng nhĩ. Đây là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ, gây đau nhức và ảnh hưởng đến khả năng nghe do sự tích tụ mủ trong tai giữa. Dẫn đến áp lực lên màng nhĩ.

>> Xem thêm: Mách Mẹ Cách Xử Lý Khi Trẻ Uống Sữa Công Thức Bị Nôn

Các loại viêm tai giữa

Viêm tai giữa ở trẻ là một bệnh lý phổ biến, được phân loại thành ba cấp độ với các đặc điểm khác nhau:

  • Cấp tính: Đây là mức độ thường gặp nhất. Đặc trưng bởi tình trạng ứ dịch trong tai giữa. Khi soi tai, bạn sẽ thấy màng nhĩ phồng lên và có dịch xuất hiện sau màng nhĩ hoặc trong ống tai. Trẻ thường cảm thấy khó chịu, kéo hoặc dụi tai, quấy khóc, bú kém và có thể sốt.

  • Ứ dịch: Xảy ra sau giai đoạn viêm tai giữa cấp tính. Mặc dù các triệu chứng của viêm cấp đã giảm. Dịch vẫn còn mắc kẹt trong tai. Trẻ có thể gặp tình trạng mất thính lực nhẹ hoặc tạm thời. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến nhiễm trùng.

  • Mạn tính: Khi viêm tai giữa kéo dài liên tục hơn 3 tháng, tình trạng chảy mủ qua màng nhĩ hoặc ống thông khí vẫn tiếp diễn. Dẫn đến viêm tai giữa mạn tính. Nếu không được điều trị triệt để, tình trạng này có thể gây thủng màng nhĩ.

Biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ

Dù trẻ đang ở cấp độ viêm tai giữa nào, tình trạng này đều gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thính lực của bé. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần nhận biết các triệu chứng để có phương pháp điều trị kịp thời. Khi bị viêm tai giữa, trẻ có thể xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Đau tai hoặc cảm giác ù tai, thính lực giảm; tai có thể chảy dịch.

  • Sốt.

  • Sổ mũi, hắt hơi, ho.

  • Lười ăn, bỏ bú, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa.

  • Quấy khóc và khó ngủ.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

Cách Chăm Bé Bị Viêm Tai Giữa Đúng Cách Cho Mẹ

Ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu viêm tai giữa nhẹ, mẹ có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc và xử lý tại nhà để ngăn ngừa bệnh phát triển nặng hơn. Việc chăm sóc trẻ viêm tai giữa chủ yếu tập trung vào việc duy trì vệ sinh tốt và đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý.

Vệ sinh tai mũi họng

Khi trẻ bị nhiễm trùng tai giữa, bé sẽ cảm thấy khó chịu trong tai. Vì vậy, việc vệ sinh tai là rất cần thiết để giảm bớt cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Tuy nhiên, cần chú ý thực hiện vệ sinh tai một cách an toàn. Cách vệ sinh đúng là dùng khăn mềm để lau xung quanh vành tai, sau đó dùng một góc của khăn để lau phần ống tai bên ngoài. Tránh cố gắng lau sâu vào bên trong tai, vì điều này có thể làm bé khó chịu hơn và làm tình trạng bệnh thêm nặng.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh tai cho trẻ. Để thực hiện, hãy để bé nằm nghiêng về bên tai cần vệ sinh, nhỏ 2 - 3 giọt nước muối sinh lý vào tai, để dịch chảy ra rồi dùng tăm bông để thấm nhẹ phần tai ngoài. Lưu ý không để nước muối đọng lại trong tai để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm tình trạng viêm nặng hơn.

Chế độ ăn uống

Ngoài việc vệ sinh tai, mũi và họng, chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng trong việc điều trị viêm tai giữa ở trẻ. Khi bị nhiễm trùng tai giữa, trẻ thường cảm thấy đau nhức, khó chịu, dẫn đến quấy khóc, chán ăn và mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết, hệ miễn dịch của bé có thể suy giảm. Làm cho tình trạng bệnh không cải thiện.

Đưa trẻ đi thăm khám

Nếu sau khi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh tai, mũi, họng và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh mà tình trạng bệnh của trẻ vẫn không cải thiện hoặc có dấu hiệu nặng hơn. Mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời. Đặc biệt, cần đưa trẻ đến bác sĩ khi gặp các triệu chứng sau:

  • Cơn đau tai ngày càng nghiêm trọng.

  • Tình trạng bệnh không cải thiện sau 2 ngày điều trị tại nhà.

  • Trẻ quấy khóc nhiều, bỏ ăn hoặc bỏ bú.

  • Sốt cao liên tục, không giảm dù đã dùng thuốc hạ sốt và chườm ấm.

  • Trẻ nôn nhiều và đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.

>> Xem thêm: Những Lợi Ích Của Kẽm Đối Với Trẻ Sơ Sinh Mà Mẹ Không Ngờ Tới

Kết luận

Mặc dù viêm tai giữa không phải là một căn bệnh nguy hiểm. Nhưng bố mẹ không nên chủ quan. Việc nắm rõ thông tin và thực hiện đúng cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa là rất quan trọng để điều trị bệnh hiệu quả. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nặng và giảm nguy cơ các biến chứng nghiêm trọng. Ảnh hưởng đến thính lực, não bộ, hoặc thậm chí tính mạng của trẻ.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.99.88.10

Email: kthomel.2022@gmail.com

Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel

Bài viết liên quan