Tin tức

Cách Chăm Sóc Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Tiêu Chảy

Administrator 12/09/2023
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy không còn là tình trạng lạ nhưng cha mẹ không nên chủ quan vì có thể để lại hệ quả khó lường.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là tình trạng thường gặp bởi hệ tiêu hóa của trẻ ban đầu còn yếu. Bài viết dưới đây giúp cha mẹ nắm được những thông tin nhận biết các biểu hiện, nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ cũng như cách xử trí.

Cách Chăm Sóc Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Tiêu Chảy

Biểu hiện nhận thấy trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là một bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp. Khác với táo bón, tiêu chảy ở trẻ nguy hiểm và khó nhận thấy hơn.

Triệu chứng này không dễ phát hiện. Tuy nhiên nếu cha mẹ nhận thấy các triệu chứng như:

+ Trẻ sơ sinh đi ngoài xuất hiện nước và bọt.

+ Phân nhầy hoặc có thể có máu (nếu trẻ bị nhiễm trùng đường ruột).

+ Phân đổi màu và có mùi nồng.

+ Trẻ đi ngoài nhiều hơn bình thường (thường 3 lần/ngày).

+ Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, bú ít, sốt và nôn trớ.

Cách Chăm Sóc Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Tiêu Chảy

Tuy nhiên, cần phải phân biệt rõ đâu là tình trạng đại tiện bất thường và bình thường ở trẻ. Vì thực phẩm chính của trẻ là sữa khiến phân thường mềm và lỏng. Ngoài ra, không nên vội kết luận rằng trẻ bị tiêu chảy nếu trẻ đi ngoài nhiều hơn ba lần một ngày. Bởi ngay cả trẻ dưới 3 tháng tuổi cũng đi ngoài 2-5 lần/ngày. Việc đi ngoài 1-2 lần/ngày là điều hoàn toàn bình thường đối với trẻ sau 6 tháng.

Lý do khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Nhận biết lý do gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là điều vô cùng cấp thiết. Dựa vào đó, cha mẹ có những cách điều trị và phòng ngừa bệnh tiêu chảy hiệu quả.

Nhiễm trùng đường ruột

Nhiễm trùng đường ruột là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Nhiễm trùng đường ruột là do vi khuẩn và virus như Salmonella, ký sinh trùng Giardia, đặc biệt là Virus Rota. Virus Rota là một loại virus có thể gây viêm dạ dày, viêm ruột và nhiều bệnh nhiễm trùng khác. Nếu bị nhiễm trùng đường ruột, trẻ sẽ đi phân lỏng, nôn trớ, sốt và đau bụng.

Rối loạn tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của trẻ rất non nớt và nhạy cảm đến nỗi ngay cả những thay đổi nhỏ cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa. Tình trạng này có thể do nhiều yếu tố gây ra. Chúng gồm có sự thay đổi của trẻ từ sữa mẹ sang sữa công thức. Hoặc thay đổi thực phẩm lạ cho trẻ ăn dặm, dị ứng thực phẩm...

Cách Chăm Sóc Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Tiêu Chảy

Không dung nạp lactose

Lactose là một trong những thành phần chính của sữa và được tìm thấy trong cả sữa mẹ và sữa công thức. Một số trẻ không tiếp nạp lactose được do cơ thể không sản xuất đủ enzyme lactase - 1 loại enzym giúp tiêu hóa lactose. Điều này làm cho lactose tích tụ trong ruột. Từ đó gây ra các vấn đề về về hệ tiêu hóa cho trẻ như tiêu chảy.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là một loại rối loạn tiêu hóa chức năng phổ biến có tác động đến ruột già (đại tràng). Trẻ mắc hội chứng này thường bị chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cần xử trí ra sao?

Tiêu chảy kéo dài ở trẻ nếu không được can thiệp y tế kịp thời có thể dẫn đến mất nước, mất điện giải nhanh chóng và dẫn đến đe dọa tính mạng. Dưới đây là một số cách cha mẹ có thể tham khảo để xử trí cho trẻ.

Phương pháp truyền thống

Dùng một số loại lá có thể ngăn ngừa bệnh tiêu chảy cho trẻ là cách dân gian được các bà mẹ truyền tai nhau.

Chữa bệnh tiêu chảy cho trẻ bằng lá mơ có tác dụng nhất định. Theo y học cổ truyền, lá mơ có tính mát và vị đắng. Nó thanh nhiệt và có đặc tính kháng khuẩn, sát trùng và chống viêm. Đặc biệt, lá mơ còn có tác dụng chữa đau bụng, sôi bụng, khó tiêu, kiết lỵ và tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.

Bên cạnh lá mơ, lá ổi cũng có tác dụng rất tốt trong việc trị tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Phương pháp này trị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh (không áp dụng ở trẻ 1 – 6 tháng tuổi).

>> Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Đau Bụng Nguyên Do Từ Đâu Và Cách Xử Lý

Phương pháp hiện đại

Bên cạnh các mẹo dân gian chữa bệnh tiêu chảy cho trẻ, cha mẹ cũng nên áp dụng các biện pháp xử trí sau:

+ Cho trẻ bú nhiều hơn để tránh tình trạng mất nước. Hoặc mẹ có thể cho trẻ uống khoảng 50 – 100ml nước điện giải để cung cấp cho lượng nước đã mất.

+ Vệ sinh sạch sẽ tay sau khi thay tã và trước khi cho trẻ ăn. Điều này tránh cơ thể trẻ bị vi khuẩn xâm nhập.

+ Với trẻ ăn dặm, mẹ có thể bổ sung thêm những thực phẩm có tác động tích cực đến quá trình tiêu hóa của trẻ. Ví dụ như chuối, táo, sữa chua... Nên tránh đồ ăn chiên rán, sữa... để tránh các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.

+ Trẻ bị tiêu chảy kéo dài có biến chuyển nặng cần đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị. Không tự ý dùng thuốc cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Cách Chăm Sóc Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Tiêu Chảy

+ Với trẻ bú sữa công thức bị tiêu chảy, cha mẹ nên xem lại loại sữa mình đang cho trẻ bú và chọn loại sữa có chất lượng cao hơn. Các sản phẩm sữa của Homel là gợi ý hoàn hảo cho cha mẹ khi đang phân vân không biết loại sữa nào phù hợp với con mình. Sản phẩm sữa chất lượng cao chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể trẻ.

Đặc biệt, dòng sữa của Homel có hương vị và chất lượng tương đương sữa mẹ. Ngoài ra, với công thức bổ sung chất xơ FOS giúp trẻ ăn ngon hơn, ngủ sâu giấc hơn và ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón.

Kết luận

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy không còn là tình trạng lạ nhưng cha mẹ không nên chủ quan vì có thể để lại hệ quả khó lường. Cha mẹ nên chú ý khẩu phần ăn uống của trẻ, đặc biệt là nguồn sữa mẹ hoặc sữa công thức mà trẻ đang dùng. Bên cạnh đó, nếu tình trạng tiêu chảy không cải thiện trong nhiều ngày thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám kịp thời để điều trị.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.99.88.10

Email: kthomel.2022@gmail.com

Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel

Bài viết liên quan