Bé sơ sinh thường ngủ nhiều vào ban ngày nhưng lại hay quấy khóc vào ban đêm. Điều này khiến mẹ rất mệt mỏi. Hãy cùng Homel khám phá bí quyết giúp bé phân biệt ngủ ngày và ngủ đêm nhé!
Mẹ có biết không, các bé sơ sinh thường ngủ suốt ngày đêm. Khoảng 8-9 tiếng vào ban ngày và khoảng 8 tiếng vào ban đêm. Chỉ thức dậy để bú khoảng 2-3 tiếng một lần. Khi bé đạt 3 tháng tuổi, hầu hết các bé sẽ ngủ liền từ 6-8 tiếng vào ban đêm mà không cần thức giấc.
Mặc dù không cần phải đánh thức bé để bú. Nhưng mẹ cũng nên đảm bảo bé được bú không quá 3 tiếng đồng hồ mỗi lần. Đối với các trường hợp đặc biệt như bé sinh non, nhẹ cân, hoặc có vấn đề trào ngược dạ dày thực quản, mẹ cần cho bé bú thường xuyên hơn.
>> Xem thêm: Biểu Hiện Và Cách Xử Trí Khi Trẻ Không Hợp Sữa Công Thức
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bé ngủ li bì cả ngày nhưng lại “thao láo” cả đêm là vì nhịp điệu sinh học ở các bé sơ sinh chưa phát triển đúng. Bé chưa thể phân biệt giấc ngủ ban ngày và giấc ngủ ban đêm. Ngoài ra, cũng có một số nguyên nhân khác khiến bé khó ngủ vào ban đêm như:
Bé nô đùa quá nhiều vào ban ngày và cảm giác hưng phấn kéo dài đến đêm khiến bé khó đi vào giấc ngủ. Chưa kể việc thiếu ngủ ban đêm làm cho bé mệt mỏi và buồn ngủ vào sáng hôm sau. Lâu dần sẽ khó loại bỏ “thói quen” ngủ ngày của bé.
Đói bụng cũng là một trong những thói quen khiến bé sơ sinh quấy khóc và trằn trọc khó ngủ đêm.
Tã ướt, nhiệt độ phòng ngủ quá cao hoặc quá thấp, quá tối hoặc quá sáng,... Sẽ khiến bé bị giật mình, dễ tỉnh giấc và khó ngủ lại trong đêm.
Khi bé có thói quen ngủ nhiều vào ban ngày và thức cả đêm, gia đình chịu ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày và mẹ cảm thấy rất mệt mỏi vì phải thức dậy chăm sóc bé suốt đêm.
Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bé. Mà còn có những tác động xấu như sau:
Lượng hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều nhất vào ban đêm. Vì vậy bé thức đêm nhiều có thể gặp các vấn đề như còi xương, phát triển chậm so với các bé cùng tuổi.
Hệ miễn dịch và sức đề kháng của bé có thể giảm sút, dễ khiến bé bị ốm.
Ngủ quá nhiều vào ban ngày làm bé không có thời gian ngủ đủ. Dẫn đến trạng thái uể oải, dễ quấy khóc và khó chịu.
Khi bé ngủ vào ban ngày: Mẹ nên cho bé ngủ tối đa 2 tiếng mỗi lần. Sau đó nhẹ nhàng gọi bé dậy. Không nên để bé ngủ quá lâu vào ban ngày. Vì bé có thể dễ nhầm lẫn giữa ngày và đêm. Trường hợp bé sau khi ăn xong lại ngủ tiếp mà không chơi, mẹ cũng nên cố gắng đánh thức bé.
Khi bé ngủ vào ban đêm: Tùy theo độ tuổi, bé sẽ ngủ từ 10 đến 12 tiếng mỗi đêm. Nếu bé của mẹ ngủ vào khoảng thời gian này, đó là dấu hiệu nhịp sinh học của bé đang ổn định. Mẹ có thể yên tâm nhé!
Khi bé ngủ vào ban ngày: Mẹ có thể cho bé ngủ trong môi trường có tiếng ồn trắng như tiếng mưa, tiếng sóng biển, tiếng nhiễu từ tivi,... Mặc dù âm thanh này có thể khó chịu với người lớn nhưng không ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ ban ngày của bé.
Khi bé ngủ vào ban đêm: Trái lại, giấc ngủ ban đêm cần được bảo đảm hoàn toàn yên tĩnh. Mẹ và các thành viên trong gia đình nên giữ im lặng, nói chuyện nhỏ nhẹ mỗi khi cho bé bú vào ban đêm. Tuyệt đối không nên đùa giỡn hay nói chuyện lớn với bé khi bé đang ngủ. Những hành động này có thể khiến bé giật mình tỉnh giấc. Lâu dài có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý của bé.
Khi bé ngủ vào ban ngày: Mẹ nên để phòng ngủ có ánh sáng hơi mờ. Không cần phải tối hẳn hoặc đóng cửa kín. Nếu phải đóng cửa kín, mẹ nên bật đèn ngủ nhẹ để bé biết rằng đó là giờ bé ngủ vào ban ngày.
Khi bé ngủ vào ban đêm: Mẹ cần đảm bảo phòng ngủ đủ tối. Có thể sử dụng đèn ngủ ánh sáng dịu để giúp bé dễ dàng chìm vào giấc ngủ.
Khi bé ngủ vào ban ngày: Mẹ nên hiểu rõ vòng tròn hoạt động của bé sơ sinh vào ban ngày chủ yếu xoay quanh các hoạt động ngủ, ăn và chơi. Sau khi cho bé ăn xong, mẹ cần vệ sinh, thay tã và dành thời gian chơi cùng bé. Mẹ nên tận dụng thời gian này để tương tác với bé bằng cách nói chuyện, giao tiếp và hát cho bé nghe trong những lúc bé bú. Điều này giúp bé giảm thiểu việc ngủ vào ban ngày và phát triển kỹ năng giao tiếp từ nhỏ.
Khi bé ngủ vào ban đêm: Vòng tròn hoạt động của bé sẽ có chút thay đổi. Bao gồm tắm - chơi - ăn - ngủ. Mẹ nên cho bé bú đầy đủ sau đó vệ sinh, thay quần áo và tã bỉm, và dành thời gian chơi cùng bé một lát. Sau đó, mẹ có thể đặt bé vào giường vào một khung giờ cố định. Bằng cách này, mẹ giúp bé điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể và nhanh chóng nhận biết được sự khác biệt giữa ngủ vào ban ngày và ban đêm.
>> Xem thêm: Thông Tin Về FOS Cho Trẻ Sơ Sinh
Bé sơ sinh là như một tờ giấy trắng, chỉ cần mẹ không bỏ lỡ thời cơ dạy bé thói quen ngủ theo đồng hồ sinh học, bé sẽ trở thành một em bé ngoan ngoãn, dễ ngủ vào giấc. Vì vậy, các mẹ hãy khôn ngoan trong việc lựa chọn cách dạy bé ngủ phù hợp để cả mẹ và bé đều có một giấc ngủ ngon mỗi đêm!
Homel vừa cùng mẹ tìm hiểu về cách dạy bé sơ sinh phân biệt giấc ngủ ngày và ngủ đêm. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp các mẹ giảm bớt vất vả trong việc chăm sóc con nhỏ.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900.99.88.10
Email: kthomel.2022@gmail.com
Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel