Tin tức

Cha Mẹ Nên Làm Gì Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Nghẹt Mũi?

Administrator 08/09/2023
Khi thấy trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, cha mẹ nên chủ động thực hiện các biện pháp để làm sạch mũi cho trẻ.

Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh là tình trạng có quá nhiều chất nhầy tích tụ trong lỗ mũi gây khó thở. Nếu không được chữa trị kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều bệnh lý khác cho trẻ. Vậy đâu là nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và cha mẹ nên làm gì? Cùng Homel giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Cha Mẹ Nên Làm Gì Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Nghẹt Mũi?

Nguyên nhân làm cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Trẻ bị nghẹt mũi là do các mạch máu và mô trong đường mũi chứa đầy chất nhầy. Một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này ở trẻ sơ sinh là cảm lạnh thông thường. Ngoài ra, có thể do một số trường hợp khác như:

+ Cúm đi kèm với các biểu hiện như sốt nhẹ và chán ăn.

+ Viêm mũi.

+ Dị ứng thực phẩm, thời tiết, phấn hoa...

+ Môi trường gây kích ứng hệ hô hấp như bụi bẩn, nước hoa hay khói thuốc lá.

+ Một số bệnh lý bắt nguồn từ vi  khuẩn như cảm lạnh. Cha mẹ cũng cần lưu ý trẻ có thể bị nghẹt mũi cả khi thời tiết nóng bức. Khi trẻ chơi đùa trong phòng điều hòa mà tiết nhiều mồ hôi cũng dễ bị làm chảy nước mũi dẫn đến nghẹt mũi.

+ Vướng dị vật trong mũi. Tình huống này cha mẹ cần khắc phục càng sớm càng tốt cho trẻ vì nếu để lâu có thể gây ngạt thở, chảy máu mũi, thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ.

+ Trẻ sơ sinh chưa lấy sạch nước nhầy bào thai khỏi đường hô hấp. Khi trẻ về nhà đã bị tình trạng nghẹt mũi.

Cha Mẹ Nên Làm Gì Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Nghẹt Mũi?

Cách giải quyết khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Nếu nhận thấy tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi không quá nghiêm trọng, cha mẹ có thể chủ động áp dụng một số phương pháp sau đây:

Làm sạch mũi cho trẻ

Khi thấy trẻ có dấu hiệu nghẹt mũi, cha mẹ cần giúp trẻ làm sạch mũi và loại bỏ chất nhầy trong mũi. Có thể sử dụng tăm bông sạch nhúng nước ấm rồi nhẹ nhàng vệ sinh sạch mũi cho trẻ.

Sử dụng nước muối sinh lý

Phương pháp này được nhiều phụ huynh áp dụng vì cách làm đơn giản nhưng có tính hiệu quả cao.  Hãy cho trẻ nằm ngửa, nhỏ nước muối sinh lý 0,9% vào mỗi bên lỗ mũi cho trẻ.

Nước muối sinh lý có khả năng làm sạch, loại bỏ dịch nhầy, từ đó giúp bé dễ hô hấp hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý không nhỏ mũi quá 3 ngày vì lạm dụng nước muối sẽ làm khô dịch tiết mũi. Cha mẹ cũng nên tự pha nước muối cho trẻ. Đặc biệt không dùng nước muối hết hạn sử dụng.

Hút mũi cho trẻ

Hút mũi giúp làm sạch khoang mũi và hút dịch nhầy ra khỏi mũi cho trẻ. Cha mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý trước khi hút mũi cho trẻ để giúp dịch nhầy được làm loãng. Dụng cụ hút mũi phải đảm bảo an toàn, sạch sẽ để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

Cha Mẹ Nên Làm Gì Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Nghẹt Mũi?

Xoa cánh mũi cho trẻ

Cha mẹ có thể xoa mũi để giúp trẻ dễ thở và bớt cảm giác khó chịu. Sau khi nhỏ dung dịch nước muối, hãy dùng ngón tay vuốt nhẹ sống mũi.

Nâng cao đầu cho trẻ khi ngủ

Khi trẻ 3 tháng bị nghẹt mũi, cha mẹ có thể dùng khăn để nâng cao đầu cho trẻ lúc ngủ và hãy giữ tư thế thoải mái nhất cho trẻ.

Tăng độ ẩm không khí cho phòng của trẻ

Không khí trong phòng quá ngột ngạt, quá khô sẽ càng làm tình trạng nghẹt mũi của trẻ thêm trầm trọng. Vì vậy, cha mẹ nên có thể tạo không gian thoáng mát, sạch sẽ  và sử dụng máy tạo độ ẩm để khắc phục nhanh chóng tình trạng nghẹt mũi cho con mình.

Đưa trẻ đi khám sớm

Nếu trẻ bị nghẹt mũi kéo dài dai dẳng, khó thở, không chịu ăn thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay.

Thông qua xét nghiệm, bác sĩ có thể xác định nguyên nhân và đưa ra cách chữa nghẹt mũi ở trẻ hiệu quả. Đồng thời ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp cho trẻ như viêm mũi, viêm phổi, viêm phế quản...

Cách ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Để kiểm soát tình trạng nghẹt mũi ở trẻ hiệu quả, cha mẹ nên lưu ý những điều sau:

Giữ môi trường sống sạch sẽ để tránh trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

+ Không hút thuốc lá trong nhà.

+ Vệ sinh máy lạnh thường xuyên.

+ Thảm chân và các loại khăn, rèm… trang trí trong nhà đều cần phải giặt sạch.

+ Đưa thú cưng đến một vị trí khác.

+ Nếu trẻ bị dị ứng với hoa, hãy đóng cửa sổ lại.

+ Vệ sinh điều hòa định kỳ, nhất là vào mùa hè.

Cha Mẹ Nên Làm Gì Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Nghẹt Mũi?

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ phải dồi dào

Cha mẹ nên hết sức chú ý đến chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Trẻ nên được bổ sung những thực phẩm chứa lysine, khoáng chất, vitamin như vitamin B, kẽm, selen, crom. Các thực phẩm nên được cung cấp trong giai đoạn trẻ ăn dặm. Chúng vừa tăng cường khả năng miễn dịch vừa bảo vệ đường tiêu hóa của trẻ.

Với trẻ bú sữa mẹ, mẹ nên đảm bảo nguồn sữa dồi dào trong ít nhất 6 tháng. Bên cạnh đó, mẹ cần ăn uống đủ dưỡng chất, hạn chế đồ cay nóng, dễ gây tiêu chảy. Nguồn sữa chất lượng giúp trẻ khỏe mạnh và tránh các vấn đề về sức khỏe.

Với trẻ bú sữa công thức, cha mẹ nên lựa chọn dòng sữa có chất lượng cao, nguồn gốc rõ ràng và giàu hàm lượng dinh dưỡng để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Các sản phẩm sữa Homel hiện nay là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều bà mẹ tin dùng. Sản phẩm dinh dưỡng với công thức lợi khuẩn riêng biệt. Đặc biệt sữa có hương vị ngọt thanh gần giống như sữa mẹ. Trẻ sử dụng sản phẩm có chỉ số tăng trưởng toàn diện, hệ tiêu hóa hoạt động và hệ miễn dịch khỏe mạnh.

>> Xem thêm: Những Thông Tin Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Viêm Họng Cha Mẹ Cần Nắm Rõ

Đưa trẻ đi thăm khám định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để cha mẹ chủ động bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Cha mẹ cũng nên theo dõi chặt chẽ sức khỏe của trẻ, đặc biệt khi trẻ gặp vấn đề về hô hấp.

Kết luận

Khi thấy trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, cha mẹ nên chủ động thực hiện các biện pháp để làm sạch mũi cho trẻ. Ngoài ra, hãy theo dõi tình trạng của trẻ và đưa trẻ đến bác sĩ nếu cần.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.99.88.10

Email: kthomel.2022@gmail.com

Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel

Bài viết liên quan