Sữa đóng vai trò quan trọng như một nguồn dinh dưỡng chủ yếu để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé về cả thể chất và trí tuệ. Vì vậy, nếu bé bú không đủ sữa có thể gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, phát triển chậm và hệ miễn dịch yếu hơn so với bạn đồng trang lứa. Bài viết sau đây sẽ tóm tắt những dấu hiệu cho thấy bé không nhận đủ lượng sữa. Từ đó cha mẹ dễ dàng nhận biết và đưa ra biện pháp xử trí kịp thời tránh ảnh hưởng sức khỏe của bé.
Nếu bé bú không đủ sữa, mẹ có thể dễ dàng nhận thấy qua các dấu hiệu sau:
Dấu hiệu rõ ràng và dễ nhận biết nhất về việc bé không đủ sữa là thời gian bú. Thông thường, một buổi bú của bé thường kéo dài từ 10 đến 20 phút. Nếu thấy bé bú quá ngắn (ít hơn 5 phút) hoặc kéo dài quá lâu (lâu hơn 1 giờ), có khả năng bé đang gặp vấn đề khi bú mẹ hoặc lượng sữa mẹ cung cấp có thể không đủ.
Sau khi sinh, bé thường trải qua một giai đoạn nhẹ sụt cân. Điều này là hoàn toàn bình thường và không cần phải lo lắng. Trong khoảng 10-14 ngày sau đó, trọng lượng của em bé sẽ trở lại mức bình thường và tăng trưởng sẽ diễn ra theo từng giai đoạn. Cụ thể, trong giai đoạn 0-6 tháng, bé thường tăng khoảng 140-200g mỗi tuần. Từ 6-12 tháng, con số này giảm xuống còn 85-140g mỗi tuần. Nếu mẹ nhận thấy bé tụt cân đáng kể (không liên quan đến bệnh lý) hoặc tăng cân chậm, có thể là dấu hiệu bé không đang được bú đủ.
Theo dõi lượng tã bẩn của bé cũng là một cách để đánh giá xem bé đã được bú sữa đủ hay chưa. Thông thường, trong 1-2 ngày đầu sau khi sinh, bé sẽ sử dụng 1-2 chiếc tã mỗi ngày. Từ ngày thứ 2-6, con số này tăng lên 5-6 chiếc mỗi ngày. Sau khi đạt 6 tuần tuổi, bé thường sử dụng từ 6-8 chiếc tã mỗi ngày. Khi bé không được bú đủ, số lượng tã bẩn sẽ giảm đi so với mức bình thường. Mẹ có thể theo dõi điều này để xác định liệu bé đang được bú đủ hay không.
Khi bú không đủ, nước tiểu của bé sẽ có màu vàng đậm và mùi nặng. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tình trạng mất nước ở bé.
Bình thường, mẹ sau khi sinh khoảng 3-4 ngày sẽ tiết ra lượng sữa nhiều hơn. Nếu mẹ nhận thấy rằng lượng sữa mẹ tiết ra không tăng lên sau nhiều ngày, có thể đây là nguyên nhân khiến bé không được bú đủ.
Khi ngực mẹ trở nên xẹp xuống và không còn căng tức nữa. Điều này là dấu hiệu cho thấy lượng sữa mẹ giảm dần, bầu ngực tiết sữa ít đi, thậm chí là có thể mất sữa. Tình trạng này có thể làm cho bé không bú được đủ sữa.
Nếu mẹ cảm thấy đau núm vú khi bé bú, có thể bé đang không ngậm núm vú đúng cách. Điều này dẫn đến việc bé bú ít hơn, bú chậm hoặc bú không đủ.
Ngoài những dấu hiệu trên, khi không đủ sữa, bé cũng thường xuất hiện các biểu hiện như miệng khô, da và mắt trở nên vàng...
Có nhiều nguyên nhân khiến bé bú không đủ. Chúng có thể được phân loại thành hai nhóm phổ biến như sau:
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mẹ tiết ra ít sữa. Có thể do mất cân bằng nội tiết tố hoặc vú không có đủ mô sản xuất sữa. Ngoài ra, một số mẹ đã phẫu thuật hoặc xạ trị ở vú hay dùng một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến tuyến sữa của mẹ. Điều đó dẫn đến tình trạng sản xuất sữa không đủ để đáp ứng nhu cầu bú của bé.
>> Xem thêm: Bí Quyết Cải Thiện Tình Trạng Phụ Nữ Bị Mất Sữa Hiệu Quả
Bé không được bú mẹ đều đặn, ngậm bắt vú không đúng cách hoặc bị tách ra khỏi mẹ quá sớm đều là những nguyên nhân gây giảm khả năng bú của bé. Trong một số trường hợp khác, bé thường ngủ nhiều và khó đánh thức. Điều này có thể khiến mẹ cho bé bú ít hơn so với mức bình thường. Trong thời gian dài, tình trạng này có thể dẫn đến việc giảm hoặc ngừng tiết sữa trong bầu ngực của mẹ.
Thiếu hụt sữa ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ nhỏ một cách đáng kể. Ví dụ, cơ thể của trẻ thiếu nước nghiêm trọng có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm. Trẻ có thể tụt cân, phát triển chậm và suy dinh dưỡng hoặc quấy khóc thường xuyên, khó chịu.
Để giúp bé bú đủ sữa, mẹ có thể tham khảo những phương pháp sau đây:
+ Massage đều đặn trên bầu ngực để kích thích sản xuất lượng sữa.
+ Cho bé hoàn thành việc bú hết sữa từ một bên vú trước khi chuyển sang bên còn lại để khuyến khích tiết sữa.
+ Duy trì tâm trạng thoải mái để tránh căng thẳng. Vì tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất sữa của mẹ.
+ Thiết lập chế độ ăn uống đầy đủ bao gồm tất cả 4 nhóm dinh dưỡng. Mẹ nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi.
+ Đảm bảo mẹ uống đủ nước và sữa bầu để cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết và duy trì sự dồi dào và chất lượng của sữa mẹ.
Nếu tình trạng bé bú không đủ sữa kéo dài có thể gây ra những hậu quả đáng lo ngại như bé bị suy dinh dưỡng, tăng trưởng chậm, kém phát triển trí tuệ... Mẹ có thể thực hiện những phương pháp kể trên hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ để bé yêu nhận được đủ dưỡng chất thiết yếu và phát triển khỏe mạnh nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900.99.88.10
Email: kthomel.2022@gmail.com
Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel