Có nên cho trẻ sơ sinh bú đêm hay không là vấn đề tranh luận của nhiều bậc cha mẹ hiện nay. Việc bú đêm là hiện tượng phổ biến và có tác động đến sự phát triển của trẻ.
Như bác sĩ nhi khoa Richard Farber giải thích trong cuốn "Giải quyết vấn đề về giấc ngủ của trẻ", việc cho trẻ bú đêm không cần thiết có thể ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ của trẻ. Bởi nếu trẻ tỉnh dậy nhiều lần trong đêm (có thể vì đau bụng, tã ướt…), trẻ sẽ có cảm giác muốn bú mẹ. Điều này tạo thành một thói quen không tốt đến sau này.
Hiện nay có rất nhiều ý kiến về việc có nên cho trẻ bú đêm hay không. Mặt khác, cho trẻ bú vào ban đêm sẽ giúp cho trẻ cảm thấy no hơn và ngủ ngon hơn. Điều này là bởi một loại axit amin có trong sữa mẹ được chuyển hóa thành melatonin có thể điều hòa giấc ngủ của trẻ.
Với mỗi từng độ tuổi, việc bú đêm của trẻ cần được thực hiện phù hợp.
Thời điểm sơ sinh là giai đoạn em bé vừa mới chào đời. Đây là lúc trẻ ngủ rất nhiều. Vì vậy, mẹ không nên gọi trẻ dậy vào lúc nửa đêm để cho trẻ bú. Các bác sĩ cho biết, việc đánh thức trẻ vào nửa đêm khi mới chào đời sẽ làm tăng nguy cơ chậm phát triển sau này ở trẻ.
Khi trẻ lớn hơn, nhu cầu về thực phẩm hàng ngày của trẻ tăng lên để đáp chứng cho trẻ phát triển khỏe mạnh. Vì vậy, nếu trẻ ngủ quá lâu sẽ dễ gây ra tình trạng tụt đường huyết.
Trong thời điểm này, trẻ thường tỉnh dậy 2-3 lần mỗi đêm để bú. Theo các bác sĩ, việc cho trẻ bú đêm trong giai đoạn này là hoàn toàn cần thiết. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần cho trẻ ngủ đủ giấc để tránh tình trạng rối loạn giấc ngủ. Giấc ngủ không đảm bảo sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ.
Ngoài ra, khi trẻ được 7 tháng tuổi, mẹ nên cai bú đêm cho trẻ. Bởi lúc này trẻ bắt đầu ăn dặm, không còn quá cần thiết việc bú đêm.
Ngoài việc có nên cho trẻ bú đêm có nên hay không, mẹ cũng cần lưu ý một số điều sao cho trẻ không ảnh hưởng đến giấc ngủ, sức khỏe và sự phát triển.
Khi bế đêm, mẹ nên đặt trẻ nằm nghiêng để tránh được tình trạng sặc sữa.
Để đèn khi trẻ đang bú đêm có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ. Mẹ nên giữ phòng yên tĩnh và ánh sáng vừa đủ (có thể dùng đèn ngủ).
Việc tỉnh dậy giữa đêm để cho con bú có thể gây mất ngủ, đói và căng thẳng cho nhiều phụ nữ. Vì vậy, khi đi ngủ, mẹ nên mặc quần áo thoải mái và chuẩn bị sẵn đồ uống, sữa, đồ ăn nhẹ… Mẹ sẽ cảm thấy thoải mái hơn với việc cho trẻ bú đêm.
Mẹ nên đảm bảo giấc ngủ của mình khi con đang ngủ. Điều này giúp việc thức đêm không ảnh hưởng nhiều đến tinh thần và sức khỏe của bản thân.
Thông thường, sau khi trẻ được sáu tháng tuổi thì nhu cầu bú đêm giảm dần. Do vậy, việc bú đêm của trẻ lúc này trở nên không còn thiết yếu nữa. Ngoài ra, các mẹ thường phải quay lại làm việc trong giai đoạn này. Việc thường xuyên thức dậy lúc giữa đêm để cho trẻ bú có thể gây ra những tác động nghiêm trọng về tâm lý và thể chất cho người mẹ.
Mẹ nên bắt đầu cai sữa ban đêm cho trẻ bằng cách giảm dần số lần bú về đêm. Ban đầu, cho trẻ bú lượng sữa ít hơn ở mỗi bên vũ hoặc trong bình. Kéo dài khoảng thời gian giữa các cữ bú đêm bằng ôm vỗ về khi trẻ thức dậy. Từ đó, trẻ quen với việc bú vào ban đêm ít hơn và dần dần bỏ không còn bú đêm nữa.
Từ giai đoạn 6 tháng tuổi, trẻ được mẹ bắt đầu cho ăn dặm. Vì vậy, mẹ nên chuẩn bị thực đơn phù hợp và lên thời gian biểu phù hợp cho trẻ. Nhờ đó, trẻ ăn uống nhiều hơn, ngủ ngoan, sâu giấc hơn và không cần phải bú đêm nữa.
>> Xem thêm: Chăm Sóc Giấc Ngủ Của Trẻ Sơ Sinh
Mẹ có thể cho trẻ ăn một chút đồ ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Bữa ăn nhẹ này có thể là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mẹ có thể lựa chọn loại sữa hợp lý cho trẻ bú trước khi đi ngủ. Mẹ cần đảm bảo rằng trẻ đủ no (không quá no) và đầy đủ dinh dưỡng để giúp trẻ ngủ ngoan hơn, sâu hơn và không còn cần ăn đêm.
Việc trẻ sơ sinh bú đêm giúp xây dựng và duy trì nguồn sữa tốt cũng như đảm bảo trẻ nhận được lượng sữa thiết yếu để tăng trưởng. Vì vậy cha mẹ nên chú ý đến thể trạng và nhu cầu của trẻ để có phương pháp phù hợp cho trẻ có cơ hội phát triển tối ưu cả về chiều cao, cân nặng và trí tuệ.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900.99.88.10
Email: kthomel.2022@gmail.com
Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel