Tin tức

Mách Mẹ Cách Điều Trị Và Phòng Tránh Khi Trẻ Bị Kiết Lỵ

Administrator 12/12/2023
Trẻ bị kiết lỵ có tác động đáng kể đến sự phát triển về thể chất và tinh thần. Do đó, cha mẹ cần xây dựng nền tảng vững chắc cho trẻ từ bên trong vào những năm tháng đầu đời.

Trẻ bị kiết lỵ là nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh khi con gặp tình trạng này. Thực tế, kiết lỵ là một trong những vấn đề phổ biến về đường tiêu hóa nhưng cũng vô cùng nghiêm trọng nếu không được chăm sóc đúng cách. Trong bài viết sau đây, cha mẹ hãy cùng Homel tìm hiểu về bệnh lý này để có cách xử trí và phòng tránh cho sức khỏe bé yêu nhé!

Mách Mẹ Cách Điều Trị Và Phòng Tránh Khi Trẻ Bị Kiết Lỵ

Kiết lỵ ở trẻ là gì?

Kiết lỵ là một bệnh láy do nhiễm trùng đường ruột, dẫn đến triệu chứng tiêu chảy nặng và đi kèm với máu. Bệnh lý này có thể xảy ra ở người trưởng thành. Tuy nhiên trẻ em thường là nhóm người mắc bệnh này nhiều nhất, do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt và khả năng miễn dịch chưa đầy đủ.

Trẻ bị kiết lỵ nguyên do từ đâu?

Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trẻ mắc kiết lỵ bao gồm:

+ Bệnh lỵ trực khuẩn (Bacillary Dysentery): Đây là dạng kiết lỵ phổ biến nhất gây ra bởi vi khuẩn Shigella.

+ Bệnh lỵ Amip (Amoebic Dysentery):  Nguyên nhân của bệnh này xuất phát từ một loại ký sinh trùng được biết đến là Entamoeba Histolytica. Bệnh này thường xuất hiện ở khu vực vùng nhiệt đới, ẩm ướt và điều kiện y tế kém.

Mách Mẹ Cách Điều Trị Và Phòng Tránh Khi Trẻ Bị Kiết Lỵ

Các đường lây truyền bệnh kiết lỵ ở trẻ

Nguyên nhân gây kiết lỵ ở trẻ có thể bao gồm:

+ Không rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh.

+ Trẻ tiếp xúc với các bề mặt nhiễm khuẩn và sau đó chạm vào mũi, miệng hoặc mắt của mình.

+ Tiêu thụ thực phẩm nhiễm khuẩn hoặc uống nước từ hồ hoặc sông khi đang bơi.

Biểu hiện trẻ bị kiết lỵ

Các biểu hiện cho thấy có khả năng trẻ đang đối mặt với tình trạng kiết lỵ:

Biểu hiện chung

+ Trẻ đi tiêu nhiều lần, thậm chí có thể không muốn rời khỏi toilet hoặc yêu cầu ngồi lâu vì cảm thấy muốn rặn.

+ Bụng có đau quặn mỗi khi trẻ đi tiêu.

+ Phân ít, có dạng lỏng, kèm theo chất nhầy, máu tươi và bọt nhẹ.

+ Trẻ có thể trở nên rất khó chịu và quấy khóc mỗi khi tiêu.

Biểu hiện trẻ bị kiết lỵ do trực khuẩn

+ Triệu chứng tiêu chảy đi kèm với cảm giác đau quặn ở bụng.

+ Có triệu chứng sốt.

+ Nôn trớ.

+ Có thể xuất hiện máu hoặc chất nhầy trong phân.

Mách Mẹ Cách Điều Trị Và Phòng Tránh Khi Trẻ Bị Kiết Lỵ

Biểu hiện trẻ bị kiết lỵ Amip

Biểu hiện của kiết lỵ Amip thường không hiện rõ ngay mà thường phát triển dần sau khoảng 2 - 4 tuần:

+ Buồn nôn.

+ Tiêu chảy kéo dài.

+ Bị chuột rút ở bụng.

+ Mất cân nhanh chóng.

+ Có triệu chứng sốt.

Cách xử trí kiết lỵ ở trẻ nhỏ tại nhà

Dưới đây là một số phương pháp chăm sóc trẻ mắc kiết lỵ tại nhà:

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Khi trẻ đang bú mẹ và gặp vấn đề kiết lỵ, nên tiếp tục cho trẻ tiếp tục bú để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Đối với trẻ ăn dặm hoặc trẻ lớn, cần cung cấp chế độ ăn uống đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: chất xơ, tinh bột, chất đạm và vitamin để hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Cha mẹ cũng nên thay đổi thường xuyên các loại thức ăn để tránh tình trạng trẻ trở nên chán ăn và đảm bảo rằng mọi món đều được nấu chín đúng cách, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hơn nữa, phụ huynh có thể thêm vào chế độ dinh dưỡng của trẻ các vi khuẩn có lợi để cải thiện hoạt động của ruột. Sản phẩm sữa của Homel bổ sung chất xơ FOS/Inulin giúp kích thích sự phát triển của lợi khuẩn. Đồng thời, sản phẩm này còn tăng cường hệ miễn dịch và chức năng tiêu hóa nhờ hợp chất HMO và sữa non nhập khẩu từ Mỹ. Điều này giúp trẻ không chỉ hấp thụ dưỡng chất một cách hiệu quả mà còn duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tránh các bệnh lý của đường ruột.

Bù nước cho trẻ

Do đi tiêu nhiều, lúc này trẻ có khả năng sẽ mất nước nhanh chóng. Vì vậy, cha mẹ nên tích cực bổ sung nước cho trẻ. Hơn nữa, cha mẹ cũng có thể bổ sung cho trẻ Oresol hoặc nước muối, nước gạo rang, nước dừa để cung cấp thêm chất điện giải, giúp cơ thể trẻ sớm phục hồi.

Mách Mẹ Cách Điều Trị Và Phòng Tránh Khi Trẻ Bị Kiết Lỵ

Cho trẻ ăn đồ lỏng

Khi mắc kiết lỵ, hệ tiêu hóa của trẻ trở nên vô cùng nhạy cảm. Do đó, cha mẹ nên cung cấp cho trẻ các thực phẩm có dạng lỏng để dễ dàng tiêu hóa mà không tạo áp lực lớn lên dạ dày. Đối với hoa quả và rau củ tươi, nên luộc chín hoặc ép nước để trẻ có thể tiêu thụ thuận tiện.

Đừng quên chia nhỏ khẩu phần ăn cho trẻ

Kiết lỵ có thể gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ. Khi trẻ bị bệnh này, cha mẹ không nên ép trẻ ăn quá nhiều một lần. Thay vào đó, có thể chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày để giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động một cách "nhẹ nhàng" hơn.

Khi nào cần đưa trẻ bị kiết lỵ đến bác sĩ?

Dù là một loại bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp, nhưng kiết lỵ vẫn có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, để đảm bảo sự an toàn cho trẻ, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ khi:

+ Trẻ có triệu chứng tiêu chảy có máu hoặc tiêu chảy nặng đến mức gây tụt cân và mất nước nghiêm trọng.

+ Trẻ bị tiêu chảy đồng thời sốt 38ºC hoặc cao hơn.

>> Xem thêm: Hệ Tiêu Hóa Khỏe Mạnh Có Vai Trò Gì Với Sự Phát Triển Của Trẻ?

Cách phòng tránh kiết lỵ ở trẻ hiệu quả

Kiết lỵ có tác động đáng kể đến sức khỏe của trẻ. Do đó, để ngăn chặn bệnh lý này, cha mẹ nên:

+ Luôn tuân theo nguyên tắc "ăn chín - uống sôi" khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ.

+ Nhắc nhở trẻ rửa tay kỹ trước khi ăn và sau khi đi toilet.

+ Bảo quản thức ăn đã chế biến cẩn thận để tránh ruồi nhặng.

+ Ngoài ra, việc lựa chọn sữa công thức phù hợp cho trẻ cũng rất quan trọng. Ngoài việc có hương vị dịu nhẹ và dễ uống, sản phẩm cũng cần chứa đạm dễ tiêu giúp hấp thụ dễ dàng và chất xơ để nâng cao hệ tiêu hóa cho trẻ.

Kết luận

Trẻ bị kiết lỵ có tác động đáng kể đến sự phát triển về thể chất và tinh thần. Do đó, cha mẹ cần xây dựng nền tảng vững chắc cho trẻ từ bên trong vào những năm tháng đầu đời. Với một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mọi hành trình khám phá và học hỏi từ thế giới xung quanh của trẻ sẽ trở nên thuận lợi và suôn sẻ hơn bao giờ hết!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.99.88.10

Email: kthomel.2022@gmail.com

Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel

Bài viết liên quan