Bước vào giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, các triệu chứng buồn nôn giảm dần và mẹ bắt đầu ăn ngon miệng hơn. Đối với thai nhi, em bé đã phát triển thêm nhiều kỹ năng hơn. Trong giai đoạn này, việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Không chỉ giúp mẹ duy trì sức khỏe mạnh mẽ mà còn hỗ trợ sự phát triển tối ưu của thai nhi. Vì vậy, cần bổ sung dinh dưỡng như thế nào cho mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết!
Trong giai đoạn 3 tháng giữa, mức calo cần bổ sung hàng ngày cho mẹ là khoảng 2.560 kcal. Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, mẹ bầu cần bổ sung các dưỡng chất như sau:
+ Chất đạm: Để hỗ trợ sự phát triển của mô và não của thai nhi, mẹ bầu cần tiêu thụ khoảng 75 - 100 g protein mỗi ngày.
+ Sắt: Đối với mẹ bầu, cần bổ sung khoảng 30 mg sắt mỗi ngày. Cung cấp đầy đủ dưỡng chất này sẽ giúp giảm nguy cơ thiếu máu thai kỳ.
+ Canxi: Mẹ bầu cần được cung cấp 1000 mg canxi/ngày trong giai đoạn này. Nhờ đó ngăn ngừa loãng xương ở mẹ và hỗ trợ sự phát triển của hệ xương khỏe mạnh của thai nhi.
+ Folate: Nhu cầu folate mẹ bầu cần bổ sung mỗi ngày là 600mcg. Đây là dưỡng chất quan trọng giúp ngăn chặn các tình trạng dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
+ Omega-3: Tiêu thụ 0,8g omega-3 mỗi ngày hỗ trợ sự phát triển của thai nhi về thị lực và hệ thần kinh. Dưỡng chất này còn ngăn chặn nguy cơ chuyển dạ sớm và tiền sản giật ở mẹ bầu.
+ Vitamin D: Theo khuyến nghị, mẹ nên bổ sung 20 mcg vitamin D hàng ngày. Nhờ đó mẹ bầu hấp thụ canxi và phospho tốt hơn, giảm nguy cơ loãng xương và hạ canxi máu.
+ Kẽm: Mỗi ngày, mẹ cần tiêu thụ 20 mg kẽm để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Em bé sẽ giảm nguy cơ khuyết tật bẩm sinh và tăng cường hệ miễn dịch.
+ I-ốt: Mẹ bầu cần bổ sung 200 mcg i-ốt hàng ngày giúp ngăn chặn nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc trẻ sinh ra chậm phát triển.
Dưới đây là những thực phẩm mà mẹ bầu 3 tháng giữa nên bổ sung:
Mẹ cần bổ sung các loại thịt nạc như thịt bò, thịt gà, thịt lợn... trong giai đoạn thai kỳ 3 tháng giữa. Đây là nguồn thực phẩm phong phú với chất sắt và protein, góp phần thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi và giảm nguy cơ sinh non. Đồng thời, hàm lượng vitamin B6 có trong thịt cũng hỗ trợ quá trình hình thành mô và phát triển não bộ của thai nhi.
Trứng gà không chỉ cung cấp lượng protein lớn mà còn chứa vitamin D. Thực phẩm này hỗ trợ giảm nguy cơ tiền sản giật và loãng xương cho bà bầu. Ngoài ra, trứng cũng giàu axit béo omega-3 và choline. Nhờ đó giúp thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển não bộ của thai nhi.
Các thực phẩm có lợi cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ không thể bỏ qua các loại hạt. Ví dụ như hạt hạnh nhân, hạt mắc ca, hạt óc chó, hạt sen... Các nguồn thực phẩm này được biết đến với sự giàu vitamin E và chất xơ. Mẹ bầu sẽ được hỗ trợ chức năng tiêu hóa, giảm táo bón, điều chỉnh đường huyết và giảm nguy cơ tiền sản giật. Ngoài ra, axit folic trong hạt cũng ngăn chặn tình trạng dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Các loại rau xanh là nguồn chất xơ giúp giảm nguy cơ mắc táo bón trong quá trình mang thai. Rau xanh chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Thực phẩm này còn cung cấp folate và sắt, hỗ trợ ngăn chặn khuyết tật thai nhi và giảm rủi ro thiếu máu và thai nghén cho bà bầu.
Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, kem, phô mai... đều là nguồn dinh dưỡng phong phú mang lại lợi ích cho cả mẹ bầu và thai nhi. Việc uống từ 2 – 3 ly sữa mỗi ngày giúp cung cấp đầy đủ cho mẹ các dưỡng chất cần thiết. Đặc biệt, việc chọn sữa bầu với công thức dinh dưỡng khoa học giúp đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cả mẹ và thai nhi trong suốt quá trình mang thai.
Một lựa chọn phổ biến mà nhiều bà bầu tin dùng là sữa bầu Homel. Sản phẩm này hỗ trợ dễ tiêu hóa, giảm căng thẳng và cung cấp thêm năng lượng hàng ngày nhờ chứa magie và vitamin nhóm B trong thành phần của sữa. Đồng thời, sữa còn hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi về cả thể chất và trí tuệ, nhờ chứa axit folic, canxi, DHA và các dưỡng chất quan trọng khác.
Nếu đang phân vân về thực phẩm hỗ trợ sự phát triển của em bé, mẹ đừng bỏ qua các loại hoa quả. Ví dụ như cam, quýt, việt quất, dâu tây... Những hoa quả này đều giàu vitamin A, C và các khoáng chất quan trọng như canxi, kẽm, kali, magie.... Hoa quả ngăn chặn một số bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, tiền sản giật thai kỳ. Bên cạnh đó, hoa quả cung cấp nhiều dưỡng chất nhưng lại ít calo. Nhờ đó mẹ bầu có thể bổ sung mà không phải lo lắng về việc tăng cân.
>> Xem thêm: Dấu Hiệu Cảnh Báo Bà Bầu Thiếu Dinh Dưỡng
Ngoài việc bổ sung thực phẩm có lợi, mẹ bầu cũng cần chú ý đến một số điều quan trọng khi xây dựng chế độ ăn uống trong tam cá nguyệt thứ hai:
+ Đảm bảo cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất. Bao gồm chất đạm, tinh bột, chất béo, cùng các loại vitamin và khoáng chất cần thiết.
+ Uống đủ lượng nước hàng ngày theo khuyến nghị của bác sĩ phụ sản.
+ Duy trì việc ăn uống điều độ, tránh tiêu thụ quá mức.
+ Lựa chọn thực phẩm tươi sạch. Lưu ý luôn chế biến đúng cách và tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Tránh ăn những thực phẩm đóng gói, thịt sống chưa qua chế biến, đồ uống có chứa cồn khi mới có thai và trong suốt thai kỳ. Điều này nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe của mẹ và thai nhi.
+ Tuyệt đối không bỏ lỡ bữa chính và hạn chế tối đa việc ăn vặt.
Dinh dưỡng của mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ vô cùng quan trọng, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của em bé trong bụng và sức khỏe của thai phụ. Bên cạnh việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân đối với 4 nhóm chất, mẹ cũng nên tiêu thụ 2 ly sữa bầu mỗi ngày để bảo đảm sức khỏe của mình và đồng thời tạo điều kiện phát triển tốt cho bé yêu!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900.99.88.10
Email: kthomel.2022@gmail.com
Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel