Bước sang tháng thứ 6 là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của trẻ về mọi mặt. Sự phát triển từng ngày của trẻ 6 tháng tuổi thay đổi qua các kỹ năng, vận động, giao tiếp... Qua bài viết dưới đây, cha mẹ hay cùng Homel khám phá những bước tiến quan trọng của con ở giai đoạn này!
Khi được 6 tháng tuổi, cân nặng và chiều cao của trẻ đã có những biến động đáng kể. Bé trai nặng khoảng 8,6kg và cao khoảng 70,6cm. Còn bé gái nặng khoảng 7,9kg và cao khoảng 68,7cm.
Ở giai đoạn này, trẻ đã có một vài chiếc răng đầu tiên. Do vậy, cha mẹ cần xây dựng một khẩu phần ăn phù hợp để đảm bảo trẻ dễ dàng hấp thụ và nạp đầy đủ năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần liên tục theo dõi và quan sát để nhận biết những kỹ năng vận động mới mà trẻ đã học. Từ đó có thể hỗ trợ và bảo vệ an toàn cho con trong những tình huống khẩn cấp.
Hiểu rõ những kỹ năng và khả năng của trẻ 6 tháng tuổi sẽ giúp cha mẹ đánh giá được tốc độ và khả năng phát triển của con. Điều này giúp cha mẹ thực hiện các biện pháp hỗ trợ kịp thời nhất, nhằm đảm bảo sự tăng trưởng ổn định cho trẻ.
Giai đoạn này, trẻ đã có thể bắt chước các âm thanh từ người lớn khi trò chuyện. Cha mẹ sẽ nhận ra sự tò mò của con đối với thế giới xung quanh. Bằng chứng là trẻ thường thích bò khắp nhà để khám phá mọi thứ. Sau đó sờ, nắm và cảm nhận các đồ vật mà trẻ cảm thấy hấp dẫn. Để giúp trẻ trở thành một "nhà thám hiểm nhỏ", cha mẹ nên loại bỏ các vật cản, tạo không gian rộng rãi và an toàn để trẻ có thể thoải mái khám phá.
Độ tuổi này cũng là một bước quan trọng đánh dấu sự tiến bộ trong khả năng vận động của trẻ. Cho dù là vận động thô hay tinh, cha mẹ đều có thể quan sát thấy con thực hiện một cách thành thạo và linh hoạt.
+ Vận động thô: trẻ đã trở nên cứng cáp, có khả năng lật người ở mọi hướng hoặc tự ngồi trong khoảng nửa giờ. Tuy nhiên do chưa hoàn toàn biết giữ thăng bằng, trẻ đôi lúc sẽ ngã về phía trước. Trong thời gian này, cha mẹ nên chú ý quan sát, theo dõi để tránh các tình huống tai nạn.
+ Vận động tinh: Bước vào giai đoạn 6 tháng, động tác của tay trẻ trở nên linh hoạt hơn. Lúc này, trẻ đã có khả năng sử dụng tay để nắm đồ ăn hoặc vật dụng xung quanh. Đặc biệt, khi cầm đồ chơi có âm thanh, trẻ có thể lắc cổ tay để tạo ra những âm thanh vui nhộn.
Ngoài sự phát triển về nhận thức và kỹ năng vận động, trẻ đã có khả năng bập bẹ được một số từ đơn giản như "baba", "mama". Đồng thời, trẻ cũng có khả năng phản ứng khi mẹ gọi tên, thể hiện cảm xúc qua biểu cảm khuôn mặt, nói bi bô hoặc khóc lớn.
Ở độ tuổi này, trẻ cũng bắt đầu nhận biết được những người quen. Đối với gia đình, trẻ thể hiện sự thoải mái và hứng thú. Thế nhưng khi gặp người lạ, trẻ có thể quấy khóc và cảm thấy khó chịu. Ngoài ra, trẻ 6 tháng tuổi cũng có khả năng "đoán" biểu cảm của mỗi người và phản ứng lại. Ví dụ, nếu mẹ đang buồn, trẻ cũng có thể trở nên buồn bã. Còn khi mẹ vui vẻ, trẻ cũng có thể phấn khởi và hạnh phúc.
Tại giai đoạn này, trẻ còn đạt được nhiều cột mốc quan trọng về giác quan. Cụ thể, thị giác của trẻ đã cải thiện, có thể nhìn xa và dễ bị hấp dẫn bởi những đồ vật lớn, màu sắc bắt mắt.
Ngoài ra, trẻ thường thích chạm và cảm nhận các kết cấu khác nhau của đồ vật. Khi cầm đồ chơi bằng cả hai tay, trẻ thường đưa chúng gần miệng và thử cắn. Cha mẹ cần đảm bảo tiệt trùng đầy đủ các đồ chơi để tránh rủi ro nhiễm bệnh cho trẻ!
Trẻ 6 tháng tuổi có khả năng thích ứng tốt với nhiều tình huống mà cha mẹ tạo ra. Ví dụ, khi người lớn lấy một đồ vật từ tay của trẻ và đặt lên nơi trẻ có thể nhìn thấy, trẻ sẽ bò theo để cầm lại đồ chơi đó. Hoặc, nếu đặt trước mặt trẻ 3 khối xếp hình, sau khi cầm khối xếp hình đầu tiên, trẻ có thể vươn tay lấy khối xếp hình thứ hai và chú ý đến khối xếp hình còn lại.
>> Xem thêm: Quá Trình Phát Triển Của Trẻ Sơ Sinh Trong Năm Đầu Tiên
Khi tròn 6 tháng tuổi, quá trình ngủ của trẻ đạt được nhiều cột mốc đáng chú ý. Cụ thể, trẻ bắt đầu ngủ liên tục hơn trong một khoảng thời gian dài hơn. Trẻ không còn trải qua các giấc ngủ bị gián đoạn hoặc tỉnh giấc đột ngột vào ban đêm.
Đồng thời, lúc này trẻ đã sẵn sàng để thử nghiệm các loại thức ăn dặm đầu tiên. Đôi khi trẻ bị đau do mọc răng mới, điều này có thể khiến trẻ khó chịu và không muốn ăn gì. Cha mẹ nên chú ý và tìm cách chăm sóc phù hợp để đảm bảo trẻ có chế độ ăn uống bình thường, đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của trẻ.
Hy vọng qua bài viết trên, cha mẹ đã hiểu rõ về những kỹ năng của trẻ 6 tháng tuổi. Trẻ ở giai đoạn này đã phát triển khả năng ăn dặm, nhận thức tốt và thực hiện nhiều hoạt động mới. Tuy nhiên, nếu phát hiện rằng trẻ xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cha mẹ nên đưa con đến thăm bác sĩ ngay lập tức để có chẩn đoán chính xác và nhận được phương pháp điều trị hiệu quả giúp trẻ phát triển ổn định.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900.99.88.10
Email: kthomel.2022@gmail.com
Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel