Tin tức

Những Lưu Ý Khi Bắt Đầu Cho Trẻ Sơ Sinh Bú Bình

Administrator 02/07/2023
Các thời gian cũng như vấn đề khi trẻ sơ sinh bú bình ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và không giống nhau.

Thời gian nghỉ thai sản của mẹ chỉ là 6 tháng rồi lại phải trở lại đi làm. Việc cho bú bình sớm sẽ giúp trẻ sơ sinh không bị phụ thuộc quá nhiều vào mẹ. Trẻ tự lập hơn cũng giúp mẹ có thể làm việc thoải mái hơn. Vậy mẹ có biết những vấn đề thường gặp khi bắt đầu cho trẻ sơ sinh bú bình là gì không? Cùng Homel tìm hiểu rõ hơn qua thông tin dưới đây nhé!

Những lưu ý khi bắt đầu cho trẻ sơ sinh bú bình

Việc tập cho trẻ bú bình sớm và đúng cách tạo nền tảng cho trẻ phát triển tối ưu.

Trẻ sơ sinh bú bình mất bao lâu?

Thường trẻ uống sữa khi bú bình mất khoảng 10-15 phút. Có thể kéo dài khoảng 15-20 phút hoặc hơn đối với trẻ mới bắt đầu bú bình. Ngoài ra, thời gian trẻ bú bình mất bao lâu còn dựa vào nhiều yếu tố:

Trẻ đã thích nghi với bú bình hay chưa: nhiều bé đã quen với việc bú mẹ nên phải mất 1 thời gian để làm quen với việc bú bình.

Trẻ đã quen với hương vị của sữa trong bình chưa: khi cho sữa mẹ vào bình, trẻ sẽ nhanh quen với bình hơn. Việc này do trẻ đã quen với hương vị của sữa mẹ. Nếu mẹ dùng sữa công thức mà trẻ chưa bao giờ hoặc ít uống trước đó, trẻ sẽ cảm thấy không quen và không muốn bú.

Thể trạng của trẻ: Tình trạng mệt mỏi, ốm đau, hay bệnh tật ảnh hưởng đến thời gian bú bình của trẻ. Nếu trẻ buồn ngủ hoặc không chú ý đến việc bú, trẻ có thể quấy khóc hoặc không muốn bú.

Thời gian giữa các lần bú của trẻ

Ngoài thời gian bú bình, mẹ cũng nên chú ý đến khoảng cách giữa các cữ. Việc có một kế hoạch dinh dưỡng khoa học ngay từ nhỏ cho trẻ là vô cùng quan trọng. Trẻ sẽ uống đúng bữa, ăn ngon miệng hơn, ngủ sâu hơn, không khó chịu hoặc ăn không đủ chất.

Những Lưu Ý Khi Bắt Đầu Cho Trẻ Sơ Sinh Bú Bình

Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý đến lượng sữa trẻ tiếp nạp trong mỗi lần bú. Đây cũng là một yếu tố tác động đến khoảng thời gian giữa các lần trẻ bú.

Với trẻ dưới 1 tháng tuổi: Mỗi lần bú 30-60ml, tăng dần đến 60-90ml cách nhau 2-3 giờ. Nếu trẻ ngủ 4-5 tiếng, mẹ có thể đánh thức trẻ và cho trẻ ăn.

Trẻ trên 1 tháng tuổi: Trẻ có thể bú khoảng 120ml sữa mỗi lần bú, cách nhau 3-4 giờ.

Trẻ trên 6 tháng tuổi: Trẻ có thể bú 180-240ml/lần giai đoạn này. Tùy theo sức khỏe của trẻ mà dùng 4-5 lần mỗi ngày. Nếu trẻ bị nấc cụt sau khi bú, mẹ hãy giảm số lượng bú cho trẻ ít đin một lần.

Những vấn đề thường gặp khi trẻ sơ sinh bú bình

Cha mẹ cần chú ý thời điểm cho trẻ bú bình tùy theo tình trạng sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Bên cạnh đó bú bình dễ xảy ra các vấn đề như trẻ không chịu bú, sặc sữa... Những vấn đề này đòi hỏi cha mẹ phải giữ bình tĩnh và có các giải pháp phù hợp. Những lí do khiến trẻ không chịu bú bình:

Trẻ không đói: cho trẻ bú sữa quá gần nhau đồng nghĩa với việc lượng sữa trong vượt quá nhu cầu của trẻ. Điều này khiến trẻ không muốn ăn ở lần bú tiếp theo. Ngoài ra, một số trẻ thích được bế trong khi bú mẹ, điều này có thể làm mẹ nhầm là trẻ đang đói. Vào thời điểm này, khi cho trẻ bú bình, trẻ sẽ bỏ bú.

Những Lưu Ý Khi Bắt Đầu Cho Trẻ Sơ Sinh Bú Bình

Trẻ quen bú mẹ hơn bú bình: nhiều không bú bình mà chủ yếu là bú mẹ. Nên dù mẹ có cho trẻ bú bình, trẻ cũng không chịu hợp tác.

Nếu mẹ dùng loại sữa mà trẻ không thích cũng có thể khiến bé không bỏ bú bình. Bên cạnh đó, có các lý do khác có thể bao gồm mọc răng, núm vú quá cứng... cũng khiến trẻ không chịu bú bình.

>> Xem thêm: 6 Nguyên Nhân Tác Động Đến Chiều Cao Và Cân Nặng Của Trẻ

Khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh không chịu bú bình

Đổi cho trẻ dòng sữa phù hợp: Mẹ nên thay đổi các dòng sữa khác có hương vị gần giống với sữa mẹ nhất.

Ví dụ như các dòng sữa của Homel. Đây là dòng sữa được nhiều bà mẹ tin dùng nhờ có giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thanh mát phù hợp với trẻ sơ sinh. Đặc biệt sản phẩm hỗ trợ tối ưu hoạt động của đường ruột, giúp trẻ tránh tình trạng khó tiêu, táo bón hay tiêu chảy... Nhờ đó trẻ ăn ngoan hơn hơn và ngủ ngon giấc hơn.

Những Lưu Ý Khi Bắt Đầu Cho Trẻ Sơ Sinh Bú Bình

Để ý hơn đến chế độ ăn của trẻ: Tốt nhất nên cho trẻ ăn khi trẻ đói chứ không nên ép trẻ bú bình khi không cần thiết. Nếu trẻ đã ăn dặm, mẹ có thể giảm lượng sữa để bé không bị quá no.

Cho trẻ thích nghi với bú bình: Nhiều trẻ quen với việc bú mẹ nên khi trẻ đổi sang bú bình sẽ không chịu. Ban đầu nên tập cho bé uống sữa bằng thìa sau đó chuyển dần sang bình. Nếu núm vú quá cứng, mẹ cũng nên chuyển sang loại núm vú khác hợp với trẻ hơn.

Kết luận

Các thời gian cũng như vấn đề khi trẻ sơ sinh bú bình ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và không giống nhau. Hy vọng những thông tin ở trên giúp mẹ có thể nuôi dưỡng trẻ một cách tốt nhất, đặc biệt vào lúc mẹ chuẩn bị phải đi làm mà không cho trẻ bú mẹ hoàn toàn như trước nữa.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.99.88.10

Email: kthomel.2022@gmail.com

Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel

Bài viết liên quan