Sau khi sinh, đôi mắt của trẻ sơ sinh thường có vẻ chưa quen với ánh sáng bên ngoài, thường xuyên nhắm nghiền lại. Điều này đặt ra một câu hỏi cho cha mẹ về sự phát triển thị giác ở trẻ, liệu chúng có khả năng nhìn thấy mọi vật giống như người lớn không? Hãy khám phá bài viết dưới đây cùng Homel để tìm hiểu thêm về thắc mắc này, các bậc phụ huynh nhé!
Hầu hết trẻ sơ sinh đã có khả năng nhìn thấy ngay sau khi ra đời. Tuy nhiên, lúc này não bộ chưa đủ trưởng thành để xử lý và hiểu thông tin phức tạp. Do vậy hình ảnh trong tầm nhìn thường còn mờ mịt. Đến giai đoạn từ 9 đến 12 tháng, thị giác của trẻ phát triển mạnh mẽ hơn. Chúng có thể nhìn thấy màu sắc, hình dạng và mọi vật xung quanh một cách rõ ràng hơn.
Hiểu rõ về mỗi giai đoạn phát triển thị giác ở trẻ giúp cha mẹ thực hiện các biện pháp chăm sóc, cải thiện, và bảo vệ sức khỏe của đôi mắt của con.
Khi mới sinh, đôi mắt của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với ánh sáng. Trong hai tuần đầu tiên, mẹ có thể thấy đồng tử của trẻ co lại để hạn chế ánh sáng. Đến tuần thứ 3, đồng tử mở rộng để cho phép ánh sáng đi vào nhiều hơn. Khi trẻ đạt 4 tuần tuổi, chúng đã thích nghi tốt với ánh sáng. Từ đó, mẹ có thể quan sát những thay đổi đến thị giác của trẻ trong giai đoạn tiếp theo.
Từ 1 đến 2 tháng tuổi, trẻ có thể nhìn và phân biệt được một số màu sắc cơ bản. Ví dụ như đỏ, xanh dương và xanh lá... Tuy nhiên, với các màu sắc có hình thái tương đồng như màu đỏ và màu cam, khả năng nhận biết của trẻ vẫn còn hạn chế.
Trong giai đoạn này, tầm nhìn ngoại vi của trẻ sơ sinh đã tăng cường. Chúng cũng đã phát triển khả năng tập trung vào vật thể đang chuyển động ở khoảng cách 1m. Đồng thời trẻ thể hiện sự phối hợp linh hoạt giữa tai và mắt. Khi mẹ đưa đồ chơi với âm thanh nằm khoảng 20 - 30 cm xa trẻ, chúng có thể phản ứng bằng cách nhìn chăm chú.
Từ 2 đến 4 tháng tuổi, khả năng thị giác của trẻ sơ sinh mở rộng đáng kể. Đặc biệt, khi mẹ đặt trẻ ngồi gần cửa sổ, trẻ không chỉ nhìn thấy lớp kính mà còn quan sát mọi sự kiện diễn ra phía sau tấm kính đó. Ngoài ra, trẻ cũng có khả năng ghi nhớ chuyển động của các đối tượng. Ví dụ, đồ vật nào đó thay đổi vị trí, trẻ sẽ ngay lập tức đưa mắt nhìn theo.
Lúc này, trẻ sơ sinh đã có khả năng nhìn nhận các đồ vật nhỏ, chi tiết . Bên cạnh đó, trẻ còn hiểu rõ hơn về tính cố định của các vật thể. Ví dụ, nếu mẹ giấu đồ chơi dưới tấm chăn ngay trước mặt con, trẻ có thể chính xác biết vị trí món đồ được giấu. Trẻ có khả năng phân biệt hình thái màu sắc khác nhau mà còn nhận ra, ghi nhớ. Điều đáng chú ý là trẻ mỉm cười khi nhìn thấy cha mẹ ở khoảng cách 2m.
Đây là giai đoạn mà trẻ sơ sinh đã phát triển khả năng thị giác giống như người lớn. Đặc biệt, trẻ có thể nhìn thấy đồ vật ở khoảng cách xa, nhận biết các màu sắc khác nhau và thực hiện phối hợp linh hoạt giữa các cơ và đôi mắt. Tuy nhiên, đôi mắt của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn toàn. Vì thế cần kiểm tra thường xuyên để đảm bảo và cải thiện thị lực cho trẻ.
So với trẻ sinh thường, trẻ sinh non đối diện với nguy cơ cao hơn về các vấn đề mắt. Nguyên nhân chính là do trẻ chưa đủ tháng nên mạch máu trong võng mạc không phát triển đầy đủ.
Điều này dẫn đến việc các khu vực ngoại vi của võng mạc không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng, gây ra các vấn đề liên quan đến võng mạc. Tuy nhiên, cha mẹ không cần quá lo lắng. Bởi các bệnh lý võng mạc do sinh non có thể điều trị thành công nhờ chăm sóc tốt và cho con bú đúng cách.
>> Xem thêm: Quá Trình Phát Triển Của Trẻ Sơ Sinh Trong Năm Đầu Tiên
Nếu trẻ sơ sinh thể hiện những dấu hiệu sau đây, cha mẹ nên đưa con đến thăm bác sĩ để có kiểm tra và điều trị kịp thời:
+ Mí mắt đỏ hoặc sưng: Đây là biểu hiện của việc mắt trẻ bị nhiễm trùng hoặc phản ứng dị ứng.
+ Đảo mắt liên tục: Một số biểu hiện đảo mắt là bình thường do sự phát triển của thị giác ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên đảo mắt quá mức, có thể là dấu hiệu của vấn đề mắt.
+ Nhạy cảm với ánh sáng: Nếu trẻ mắt nhắm lại khi tiếp xúc với ánh nắng hoặc đèn trong phòng, có thể đó là dấu hiệu của vấn đề tại tế bào võng mạc.
+ Đồng tử trắng: Đây có thể là dấu hiệu của việc có vấn đề về đục thủy tinh thể. Cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức.
+ Chảy nước mắt quá mức: Chảy nước mắt có thể xuất phát từ sự phát triển tự nhiên của tuyến lệ hoặc có thể do tắc nghẽn tuyến lệ.
Nắm được sự phát triển thị giác ở trẻ sơ sinh, cha mẹ sẽ biết được các mốc cần theo dõi và đánh giá để kịp thời phát hiện bất thường thị lực của con mình. Trong trường hợp phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở mắt, cha mẹ nên đưa trẻ đến thăm bác sĩ ngay lập tức sẽ giúp chuyên gia đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp và kịp thời.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900.99.88.10
Email: kthomel.2022@gmail.com
Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel