Trọng lượng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Do vậy vấn đề về tăng cân ở trẻ sơ sinh là một đề tài được nhiều mẹ bỉm đặc biệt quan tâm. Trẻ sơ sinh nên tăng cân như thế nào là chuẩn? Cùng Homel tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Cân nặng đóng vai trò quan trọng giúp các bác sĩ đánh giá sự phát triển của trẻ sơ sinh. Nó có tác động lớn đến sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần của trẻ trong tương lai. Vì vậy, trẻ sơ sinh trong tháng đầu nên tăng bao nhiêu kilogram là đủ?
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêu chuẩn tăng cân ở trẻ sơ sinh:
+ Trong tuần đầu tiên, trẻ sơ sinh sẽ tụt cân sinh lý, chiếm khoảng 5-10%. Sau đó, trong khoảng 2-3 tuần tiếp theo, trẻ sẽ tăng cân bình thường. Do đó, cha mẹ không cần lo lắng quá khi thấy con trải qua giai đoạn tụt cân này.
+ Trẻ sơ sinh có thể tăng cân khoảng 1-1.2 kg/tháng trong 3 tháng đầu. Sau đó, tốc độ tăng cân giảm xuống. Khoảng 600g trong giai đoạn từ 4-6 tháng và khoảng 300-400g ở các giai đoạn sau đó.
+ Chiều dài của trẻ sơ sinh có thể tăng lên 1.5 lần và chu vi vòng đầu tăng thêm 11cm.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây chỉ là tiêu chuẩn tăng cân chung. Mỗi trẻ sẽ phát triển theo tốc độ riêng của mình, có thể khác biệt so với tiêu chuẩn trên.
Cân nặng của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng như sau:
+ Di truyền: Cân nặng của trẻ liên quan đến dạng người của cha mẹ.
+ Thời gian mang thai: Trẻ sinh sớm có thể có nhỏ người, còn trẻ sinh sau thời điểm dự kiến có thể lớn hơn.
+ Dinh dưỡng khi mang thai: Việc duy trì một chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng giúp đảm bảo rằng trẻ sơ sinh đạt được cân nặng lý tưởng và phát triển khỏe mạnh.
+ Thói quen sinh hoạt khi mang thai: Mẹ bầu ngủ ít, uống rượu, hút thuốc và uống cà phê có thể ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh.
+ Tình trạng sức khỏe của mẹ trong thai kỳ: Nếu mẹ mang thai gặp các vấn đề sức khỏe như tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao hoặc bệnh tim có thể ảnh hưởng đến cân nặng của em bé.
+ Giới tính của trẻ: Bé trai thường có kích thước lớn hơn so với bé gái khi mới chào đời.
+ Số lượng trẻ trong bụng mẹ: Việc mẹ mang thai đôi hoặc ba ảnh hưởng đến trọng lượng của từng em bé.
+ Thứ tự ra đời: Thường thì đứa con đầu lòng sẽ nhỏ hơn so với những đứa con sau đó.
+ Sức khỏe của trẻ: Trẻ sơ sinh khỏe mạnh, không có các tình trạng dị tật bẩm sinh và không tiếp xúc với nhiễm trùng trước khi chào đời thường có trọng lượng phù hợp, không quá lớn hoặc quá nhỏ.
Có những trường hợp mà việc tăng cân ở trẻ sơ sinh diễn ra quá nhanh hoặc quá chậm. Cả hai trường hợp này đều có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho trẻ.
Trong trường hợp trẻ tăng cân quá nhanh, đặc biệt là khi bắt đầu chế độ ăn dặm, chỉ số cân nặng trong hai năm đầu đời có thể dẫn đến tình trạng béo phì khi trưởng thành. Béo phì là yếu tố gây ra các vấn đề như tim mạch, huyết áp cao và tiểu đường.
Trong khi đó, trẻ tăng cân chậm có thể gây ra suy dinh dưỡng, các vấn đề về tim mạch, phát triển kém, sức đề kháng giảm sút và thiếu năng lượng để hoạt động. Những trẻ sơ sinh tăng cân chậm có thể do bú mẹ không đúng cách, mẹ không cung cấp đủ sữa, thời gian bú ngắn hoặc trẻ không khỏe.
>> Xem thêm: Trẻ Chậm Tăng Cân Nên Cải Thiện Như Thế Nào?
Để đảm bảo trẻ tăng cân đều, mẹ có thể thực hiện những phương pháp sau đây:
+ Cho trẻ ngủ đủ giấc: Trẻ sơ sinh cần được ngủ từ 15 đến 16 giờ mỗi ngày. Đây là thời gian tuyến yên sản xuất hormone hỗ trợ phát triển cân nặng và chiều cao của trẻ. Do đó, mẹ cần tạo ra một môi trường yên tĩnh để giúp trẻ ngủ sâu và đủ giấc.
+ Cho trẻ bú sữa đều và đúng cách: Trong giai đoạn sơ sinh, việc cho trẻ bú sữa mẹ đều đặn vào mỗi 2-3 giờ/lần hoặc thậm chí nhiều hơn nếu trẻ có nhu cầu là cách tốt nhất để đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ.
+ Xoa bóp nhẹ cho trẻ: Thường xuyên thực hiện massage nhẹ giúp trẻ thư giãn và ngủ sâu. Đồng thời hoạt động này tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp trẻ hấp thụ dưỡng chất tốt và tăng cân.
+ Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mẹ để tăng cường lượng sữa: Mẹ cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo có đủ sữa cho em bé. Một số thực phẩm phù hợp với mẹ như rau xanh, cá, trứng, sữa, chuối, bơ, các loại đậu, hạt...
+ Hạn chế sử dụng núm vú giả: Không nên cho trẻ sơ sinh sử dụng núm vú giả trong khoảng 4-6 tuần sau khi sinh. Việc dùng núm vú giả quá sớm có thể gây ra tình trạng trẻ không muốn bú mẹ.
+ Đưa trẻ đi khám: Nếu tình trạng cân nặng của trẻ sơ sinh không cải thiện, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để khám và nhận được hướng dẫn xử lý kịp thời.
Từ bài viết trên, chắc hẳn cha mẹ đã nắm rõ về vấn đề tăng cân ở trẻ sơ sinh. Mỗi đứa trẻ sẽ có những nhịp tăng trưởng khác nhau. Trẻ có thể tăng cân nhanh hoặc chậm hơn so với các bạn đồng trang lứa khác. Cha mẹ nên đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất, theo dõi cân nặng của trẻ và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần thiết!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900.99.88.10
Email: kthomel.2022@gmail.com
Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel