Hiểu được rằng táo bón ở trẻ có mấy loại, cha mẹ sẽ có xác định đúng tình trạng táo bón mà con đang gặp phải. Từ đó, có thể áp dụng các biện pháp xử lý táo bón một cách hiệu quả cho trẻ. Dưới đây, bài viết sẽ giúp cha mẹ phân loại táo bón dựa trên nguyên nhân, đặc biệt là cách nhận biết chúng.
Táo bón là khi trẻ không thể đi tiêu thường xuyên (ít hơn 3 lần/tuần) hoặc gặp khó khăn, đau đớn và cảm thấy không thoải mái. Một số trường hợp táo bón ở trẻ không phải do bệnh tật hoặc nguyên nhân khác. Do đó, việc nhận biết sớm tình trạng này ở trẻ để ngăn chặn là vô cùng quan trọng.
Tình trạng táo bón ở trẻ được phân thành hai loại lớn:
+ Táo bón thực thể: Xuất phát từ các tổn thương thực thể trên hệ thống tiêu hóa. Ví dụ như dị tật ống tiêu hóa, các bệnh rối loạn chuyển hóa, khối u, nhiễm độc... Táo bón thực thể chiếm khoảng 5% tổng số trường hợp táo bón.
+ Táo bón chức năng: Được xác định khi không tìm thấy nguyên nhân thực thể gây ra táo bón ở trẻ. Các nguyên nhân phổ biến của táo bón chức năng bao gồm thực phẩm, lối sống hoặc hoạt động của ruột.
Trong đó, tình trạng táo bón chức năng được phân thành 3 loại:
+ Táo bón có nhu động ruột bình thường: Bởi nhu động ruột bình thường, tốc độ chuyển phân trong ruột không thay đổi. Trẻ có những dấu hiệu táo bón nhẹ, nhưng số lần đi ngoài vẫn ổn định.
+ Táo bón nhu động ruột chậm: Phân di chuyển chậm hơn trong ruột, dẫn đến tình trạng táo bón. Dấu hiệu bao gồm phân khô cứng, quấy khóc khi đi tiêu, giảm số lần đi tiêu…
+ Rối loạn bài tiết phân: Xuất phát từ các rối loạn liên quan đến quá trình bài xuất phân. Các nguyên nhân có thể bao gồm hậu môn chật hẹp bẩm sinh, khó giãn ra khi đi vệ sinh. Trẻ có thể muốn đi ngoài nhưng thường xuyên không đi hết, rặn mặt đỏ, toát mồ hôi nhưng vẫn không thể đi tiêu.
Cả tình trạng táo bón chức năng và táo bón thực thể của trẻ đều có những dấu hiệu chung như:
+ Giảm số lần đi tiêu (ít hơn 3 lần/tuần).
+ Có thể đau bụng, đau rát hậu môn, quấy khóc và cảm giác sợ khi đi tiêu.
+ Bụng có thể trở nên căng, có cảm giác cứng khi chạm.
+ Phân thường có kích thước lớn, khô đặc, mất nước.
Tuy nhiên, hai loại táo bón này có mức độ phổ biến và nguyên nhân khác nhau. Do đó, cách điều trị cho từng loại táo bón cũng sẽ khác nhau.
Sự khác biệt lớn nhất giữa hai loại táo bón là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Cụ thể trong bảng bên dưới:
Táo bón chức năng | Táo bón thực thể |
+ Nhu động ruột hoạt động chậm so với mức bình thường. + Rối loạn chức năng của cơ sàn chậu và cơ vòng hậu môn. + Trẻ có chế độ dinh dưỡng thiếu xơ, nhiều protein và chứa nhiều loại tinh bột khó tiêu. + Mất cân bằng vi khuẩn ruột và thiếu hụt lợi khuẩn. |
+ Tổn thương đại tràng: phì đại, mất trương lực và viêm loét đại tràng. + Tắc đường ruột: lồng ruột, khối u đại tràng và có sự hiện diện của dị vật trong ruột.+ Tổn thương thần kinh do các bệnh lý ở não và màng não.+ Nhiễm độc đường ruột. + Một số bệnh lý khác: tiểu đường, nhược giáp, cường giáp và rối loạn nội tiết. |
Táo bón chức năng thường xuất hiện phổ biến hơn (90-95%). Các nguyên nhân của tình trạng này cũng dễ xác định hơn. Thường xảy ra ở trẻ từ 2-6 tuổi, đặc biệt là trong các giai đoạn quan trọng của sự phát triển như:
+ Trẻ chuyển loại sữa hoặc bắt đầu thực hiện chế độ ăn dặm.
+ Trẻ trải qua sự thay đổi trong môi trường sống, ví dụ như khi bắt đầu đi mẫu giáo.
+ Sau một thời gian ốm, sử dụng nhiều loại thuốc tây dẫn đến suy giảm hệ vi sinh đường ruột.
Táo bón thực thể ít gặp hơn nhưng mang theo mức độ nguy hiểm hơn. Vì đến từ nguyên nhân thực thể, tình trạng táo bón này cần xử lý một cách triệt để. Hơn nữa, táo bón thực thể có thể làm tăng nguy cơ tổn thương hoặc làm các bệnh lý ở trẻ nặng hơn. Loại táo bón này có thể xuất hiện ở trẻ ở mọi độ tuổi.
Khác với tình trạng táo bón chức năng, táo bón thực thể xuất hiện cùng với các dấu hiệu của tổn thương:
+ Giảm mạnh phản xạ chi dưới.
+ Xuất hiện máu trong phân.
+ Căng cứng, nứt hoặc rách ở hậu môn.
+ Sự bất thường trong cấu trúc xương như vẹo cột sống, mông lệch...
>> Xem thêm: Sai Lầm Của Cha Mẹ Khiến Cho Trẻ Bị Táo Bón Nặng
Để đưa ra phương pháp điều trị cho trẻ, mẹ nên dựa vào loại táo bón mà con đang gặp phải.
Sau khi xác định rằng trẻ đang phải đối mặt với tình trạng táo bón thực thể, cha mẹ nên tiến hành điều trị nguyên nhân gốc gây ra táo bón. Mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm cần thiết và nhận được phác đồ điều trị phù hợp.
Quan trọng hơn tất cả, mẹ cần tuân thủ hướng dẫn để điều trị tận gốc bệnh lý. Đồng thời, việc sử dụng thuốc để giảm nhẹ các triệu chứng của táo bón là quan trọng. Như vậy, tình trạng táo bón thực thể sẽ được giảm thiểu nhanh chóng.
Tình trạng táo bón chức năng có thể được tự điều trị tại nhà thông qua việc thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt:
+ Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn giúp làm mềm và tăng khối lượng của phân. Đồng thời chất xơ cũng nuôi dưỡng lợi khuẩn trong đường ruột.
+ Massage bụng để kích thích tiêu hóa, tăng cường nhu động của ruột, giảm cảm giác đầy bụng và thúc đẩy quá trình điều tiết phân.
+ Bổ sung đủ lượng nước để giảm nguy cơ phân khô cứng, đặc và khó tiêu hóa.
+ Bổ sung lợi khuẩn giúp ổn định hệ thống ruột, tăng cường nhu động ruột và thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
Nếu tình trạng táo bón ở trẻ trở nên nặng và kéo dài có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe và tạo ra khó khăn trong quá trình điều trị. Do đó, cha mẹ cần có đầy đủ kiến thức cơ bản về các triệu chứng và nguyên nhân của tình trạng này để nhận biết sớm và xử lý ngăn bệnh trở nên kéo dài.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900.99.88.10
Email: kthomel.2022@gmail.com
Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel