Viêm họng là một trong những vấn đề thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. Vì vậy, cha mẹ cần biết cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị viêm họng để bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho bé. Đặc biệt, điều này giúp ngăn ngừa bệnh trở nặng và các biến chứng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của bé. Dưới đây là một số thông tin quan trọng từ Homel để giúp cha mẹ dễ dàng áp dụng các phương pháp chăm sóc phù hợp cho trẻ sơ sinh bị viêm họng.
Để nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm họng, ba mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu sau đây:
Ho: Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất. Trẻ khi bị viêm họng thường có cảm giác ngứa rát họng và thường xuyên ho. Ho có thể khô hoặc có đờm, tùy vào từng trường hợp.
Khó khăn khi ăn uống: Viêm họng có thể làm họng đau. Gây khó khăn trong việc bú sữa và nuốt. Điều này có thể dẫn đến việc ăn uống kém, cảm giác chán ăn và thường xuyên quấy khóc.
Triệu chứng tiêu hóa: Trẻ bị viêm họng có thể có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như nôn ói và tiêu chảy.
Ngạt mũi: Đây là triệu chứng phổ biến ở trẻ sơ sinh bị viêm họng. Ngạt mũi có thể nhẹ hoặc nặng. Gây khó thở, khiến trẻ quấy khóc thường xuyên và khó ngủ.
Sốt: Mức độ sốt có thể nhẹ hoặc cao, tuỳ thuộc vào từng trường hợp. Sốt là một dấu hiệu quan trọng của viêm họng. Và cần phải được quan tâm và điều trị kịp thời.
Nổi hạch ở cổ: Đây là biểu hiện của viêm họng nặng. Các hạch ở cổ thường mềm, dễ di động và kích thước giảm dần khi tình trạng bệnh được cải thiện.
Những dấu hiệu này là những tín hiệu cảnh báo cho thấy trẻ có thể đang mắc phải viêm họng. Cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị chính xác.
>> Xem thêm: Cha Mẹ Nên Làm Gì Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Nghẹt Mũi?
Nguyên nhân chính gây viêm họng ở trẻ sơ sinh thường là do nhiễm virus. Có nhiều loại virus khác nhau gây viêm mũi họng. Bao gồm nhóm Coronavirus, nhóm Adenovirus, nhóm virus cúm. Và đặc biệt phổ biến là nhóm Rhinovirus. Những loại virus này thường lây truyền qua đường hô hấp khi trẻ sơ sinh tiếp xúc với các hạt nước bọt phát ra từ người bệnh khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.
Ngoài ra, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm họng ở trẻ sơ sinh như:
Thay đổi thời tiết từ lạnh sang nóng hoặc ngược lại (thời điểm giao mùa). Khiến bé dễ mắc bệnh hơn bình thường. Nếu hệ miễn dịch của trẻ không tốt, nguy cơ viêm họng cũng cao hơn. Có thể gây ra nhiều biến chứng.
Nằm trong phòng điều hoà hoặc quạt gió quá lâu. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Harvard, nhiệt độ thấp và không khí khô trong phòng máy lạnh có thể làm tổn thương cổ họng và làm tăng nguy cơ mắc viêm họng.
Các bệnh lý như viêm mũi, dị ứng thời tiết chưa được điều trị triệt để cũng có thể gây ra viêm họng.
Trẻ đổ mồ hôi do vui chơi ngoài trời nắng quá lâu, không được vệ sinh cơ thể đúng cách cũng dễ bị thấm ngược mồ hôi và nhiễm lạnh. Dẫn đến viêm họng và các bệnh về hô hấp.
Môi trường sống nhiều bụi bẩn, nhiều vi khuẩn, virus sinh sôi và lây lan cũng là nguyên nhân khác có thể góp phần vào việc trẻ sơ sinh mắc viêm họng.
Khi phát hiện trẻ sơ sinh bị viêm họng, ba mẹ cần ngay lập tức áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp để ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nặng hơn.
Với trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch còn non nớt và rất nhạy cảm với các thành phần trong thuốc, cha mẹ không nên tự ý tự điều trị tại nhà. Thay vào đó, cần đưa trẻ đến thăm khám để các chuyên gia có thể thực hiện các xét nghiệm cần thiết và nếu cần, nội soi tai mũi họng để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Bao gồm cả thuốc và liều lượng thích hợp.
Trong điều trị nội khoa cho trẻ sơ sinh, việc giảm thiểu sử dụng kháng sinh là rất quan trọng để tránh những tác động tiêu cực có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Rau diếp cá: Đây là loại rau có khả năng kháng viêm tốt và nhẹ nhàng với trẻ nhỏ. Lấy 1 nắm lá diếp cá, rửa sạch và nấu cùng cháo loãng. Khi chín, thêm chút đường để làm dịu vị cho bé dễ uống hơn. Cho bé uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần khoảng 10ml.
Lá húng chanh và đường phèn: Lá húng chanh có vị cay, thơm giúp làm sạch đờm, kháng viêm và hỗ trợ giảm sốt cho bé. Cách làm đơn giản, thái nhỏ 1 nắm lá húng chanh, trộn với đường phèn và hấp cách thủy. Lọc lấy phần siro để cho bé uống mỗi ngày 3 lần.
Lá hẹ và đường phèn: Chuẩn bị 1 nắm lá hẹ nhỏ, rửa sạch và thái thành các khúc nhỏ, sau đó trộn với đường phèn và hấp cách thủy trong 20 phút. Cho bé uống phần nước siro mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 2 thìa sẽ giúp giảm đau họng.
>> Xem thêm: Lượng Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh Bao Nhiêu Là Đủ?
Như vậy, Homel đã chia sẻ với các bậc phụ huynh các phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm họng tại nhà. Quan trọng nhất là cha mẹ phải chăm sóc và quan sát sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ, để có thể đưa ra các biện pháp xử lý đúng và kịp thời, từ đó tránh cho bệnh có thể trở nặng hơn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900.99.88.10
Email: kthomel.2022@gmail.com
Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel