Giai đoạn dưới 5 tuổi là thời kỳ trẻ đang có sự phát triển đáng kể về cả thể chất và trí tuệ. Do đó, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn này là rất quan trọng. Để đảm bảo rằng bé yêu tiếp nạp đủ dưỡng chất cần thiết và có bữa ăn đa dạng, mời cha mẹ tìm hiểu về tháp dinh dưỡng cho trẻ trong bài viết dưới đây.
Tháp dinh dưỡng, hay còn gọi là kim tự tháp dinh dưỡng. Đây là một mô hình có cung cấp thông tin về lượng thực phẩm phù hợp với từng đối tượng như trẻ em, người trưởng thành, phụ nữ mang thai...
Tháp dinh dưỡng được phân chia thành các nhóm thực phẩm khác nhau với lượng tiêu thụ giảm dần từ dưới lên trên. Điều này có nghĩa là nhóm thực phẩm ở phía dưới đáy tháp đòi hỏi mức tiêu thụ nhiều hơn so với nhóm thực phẩm ở phía đỉnh tháp.
Trẻ ở giai đoạn này có sự phát triển đáng kể trong khả năng vận động. Điều này dẫn đến trẻ tiêu hao 1 lượng lớn năng lượng. Vì vậy, bữa ăn của trẻ cần được bổ sung nhiều dinh dưỡng để trẻ thoải mái hoạt động và phát triển tốt nhất.
Đối với trẻ nhỏ, mẹ nên giảm thiểu lượng đường, muối và gia vị nói chung trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Nguyên nhân là vì các thực phẩm thông thường như rau, củ và cơm đã chứa một lượng đủ muối và đường. Việc thêm gia vị có thể quá tải với trẻ, ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển sau này.
Chẳng hạn, với muối, mẹ chỉ nên thêm vào bữa ăn của trẻ dưới mức tối đa 1,5g/ngày. Việc tiêu thụ muối quá mức trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề như huyết áp cao, tổn thương thận hay rối loạn nhịp tim cho trẻ.
Đối với trẻ nhỏ, chất béo đóng vai trò quan trọng như một nguồn năng lượng chính. Trung bình, 1g chất béo cung cấp tới 9 calo. Chính vì thế, chất béo là thành phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ. Từ độ tuổi 2 trở lên, mỗi bữa ăn của trẻ cần bổ sung khoảng 10ml chất béo, tương đương với khoảng 2 thìa dầu ăn.
Trẻ từ 2 - 3 tuổi cần bú khoảng 300 - 400 ml sữa mỗi ngày. Do đó, mẹ có thể cung cấp sữa công thức cho trẻ. V loại sữa này chứa các thành phần như canxi, sắt, kẽm... đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ theo từng giai đoạn.
Khi trẻ lớn lên, chế độ ăn sẽ dần chuyển sang dạng thức ăn thô và cứng hơn. Vì vậy, mẹ nên thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ rau củ để tăng cường chất xơ, giúp kiểm soát tình trạng táo bón. Đối với trẻ 2 - 3 tuổi, mức khuyến nghị là ăn khoảng 1 bát rau mỗi ngày.
Ngũ cốc giúp bổ sung chất xơ, ngăn chặn tình trạng táo bón cho trẻ. Đồng thời, ngũ cốc cũng chứa nhiều Carbohydrate phức hợp, vitamin và khoáng chất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Trẻ từ 2 - 3 tuổi nên bổ sung khoảng 85g ngũ cốc/ngày.
Nước là nguồn cung cấp khoáng chất, hỗ trợ vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy, đào thải độc tố. Đối với trẻ 2 - 3 tuổi, mức khuyến nghị là mỗi ngày uống từ 2 - 3 ly nước (1 ly tương đương với 250ml).
Trong thời điểm này, trẻ phát triển vượt trội về thể chất. Trọng lượng của trẻ có thể tăng khoảng 2kg và chiều cao trung bình tăng 7cm mỗi năm. Để đảm bảo rằng trẻ phát triển khỏe mạnh, cha mẹ có thể tham khảo thêm về tháp dinh dưỡng cho trẻ 3 - 5 tuổi sau đây:
Mẹ có thể thêm gia vị vào bữa ăn giống với khẩu vị của gia đình cho trẻ từ 3 tuổi trở lên. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe của trẻ, mẹ chỉ nên thêm không quá 15g đường và 3g muối khi chế biến đồ ăn cho con.
Trẻ từ 3 - 5 tuổi thường rất năng động. Vì chất béo là nguồn năng lượng chính nên nó là một thành phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ ở giai đoạn này. Đối với trẻ 3 - 5 tuổi, nhu cầu chất béo là khoảng 25g mỗi ngày.
Lượng canxi thiết yếu để bổ sung trẻ từ 3 - 5 tuổi là rất cao do trẻ đang trong giai đoạn phát triển thể chất. Vì vậy, trẻ cần uống khoảng 400ml sữa mỗi ngày. Ngoài sữa, mẹ cũng có thể bổ sung canxi bằng cách cho trẻ ăn thêm sữa chua hoặc phô mai.
Rau củ là nguồn dinh dưỡng phong phú chất xơ, vitamin và khoáng chất. Mẹ nên thêm vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ 3-5 tuổi khoảng 160g rau.
Trẻ 3 - 5 tuổi có thể ăn nhiều loại ngũ cốc đa dạng như cơm, bánh mì, khoai tây... Do đó, lượng ngũ cốc khuyến nghị cho giai đoạn này là từ 275 - 570g mỗi ngày.
Lượng nước mà trẻ ở giai đoạn 3 - 5 tuổi tiêu thụ là rất lớn. Ngoài việc cung cấp khoáng chất, vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy, đào thải độc tố... trẻ trong độ tuổi này cần thêm nước để duy trì nhiệt độ cơ thể sau khi vận động và vui đùa. Lượng nước cho trẻ trong giai đoạn này là khoảng 1,3 lít mỗi ngày.
>> Xem thêm: Biện Pháp Giúp Kích Thích Ăn Ngon Tự Nhiên Cho Trẻ
Nắm rõ về tháp dinh dưỡng cho trẻ ở từng độ tuổi sẽ giúp cha mẹ dễ dàng xây dựng bữa ăn cân đối, đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của con. Để cho trẻ có một bữa ăn khoa học và đầy đủ dưỡng chất, ngoài việc tham khảo tháp dinh dưỡng cho trẻ, mẹ cũng cần chú ý đến những điều sau:
+ Luôn vệ sinh thực phẩm sạch sẽ khi chế biến món ăn cho trẻ.
+ Xây dựng bữa ăn đa dạng bằng cách sử dụng các loại thực phẩm từ nhóm dinh dưỡng thiết yếu. Hơn nữa, thường xuyên thay đổi cách chế biến để tạo sự hấp dẫn cho trẻ.
+ Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, nước có ga trước bữa ăn để tránh tình trạng trẻ bỏ bữa.
+ Mẹ có thể tạo sự hứng thú cho trẻ thông qua việc trang trí món ăn ngộ nghĩnh.
Trên đây là những điều cha mẹ cần hiểu rõ về tháp dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Điều quan trọng nhất là cha mẹ cần bổ sung nhóm thực phẩm đa dạng trong chế độ ăn hàng ngày để trẻ chỉ ngon miệng mà còn đảm bảo hấp thu đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900.99.88.10
Email: kthomel.2022@gmail.com
Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel