Tình trạng trẻ ăn dặm bị táo bón là một vấn đề phổ biến, nhưng cha mẹ không nên xem nhẹ. Vấn đề này có thể làm cho trẻ sợ đi vệ sinh, dẫn đến nguy cơ táo bón kéo dài. Vì vậy, khi trẻ gặp vấn đề táo bón khi ăn dặm, cha mẹ nên thực hiện những biện pháp gì để giải quyết?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị táo bón khi bắt đầu ăn dặm. Bao gồm:
Táo bón thường xuyên xảy ra khi trẻ chuyển từ chế độ dinh dưỡng nhất định. Ví dụ như bú sữa hoàn toàn chuyển sang ăn dặm hoặc sử dụng sữa bổ sung (sữa công thức). Hoặc khi trẻ chuyển từ giai đoạn ăn nhuyễn sang ăn thô. Sau một khoảng thời gian, khi cơ chế nhu động ruột của trẻ đã làm quen với chế độ ăn mới, vấn đề táo bón sẽ giảm đi.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng, chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có không ít trường hợp cho trẻ ăn dặm quá sớm. Lúc này trẻ chưa sẵn sàng tiếp nhận thức ăn, dẫn đến việc quá tải hệ tiêu hóa và làm trẻ bị táo bón.
Chất xơ và táo bón có mối quan hệ mật thiết với nhau. Theo đó, chất xơ có nhiệm vụ giữ nước, định hình khối phân cũng như kích thích phân lưu thông dễ dàng ra ngoài. Vì thế, nếu chế độ ăn ít hoặc không có rau, củ, quả… là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ ăn dặm bị táo bón.
Nhiều mẹ cho rằng khi con ăn dặm là đã đầy đủ chất dinh dưỡng, nên thường cắt giảm lượng sữa cho trẻ bú mỗi ngày. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra tình trạng táo bón ở trẻ.
Cùng với ăn dặm, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng thiết yếu của trẻ. Tuy nhiên, nếu mẹ pha sữa không đúng theo hướng dẫn có thể làm cho trẻ bị táo bón và gặp phải vấn đề khác về tiêu hóa.
Đối với riêng trẻ uống sữa công thức, việc sữa có nhiều đạm khó tiêu hóa, không thể xử lý đồ ăn mới khi ăn dặm cũng là nguyên nhân khiến trẻ khó đi ngoài. Mẹ cần lưu ý điều này để chọn sữa có đạm dễ tiêu hóa hơn, giúp con hạn chế tình trạng táo bón.
Chất lỏng (bao gồm cả nước, sữa và nước trái cây) hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn. Vì vậy, nếu không được bổ sung đủ nước thì trẻ có nhiều khả năng bị táo bón.
Táo bón ở trẻ ăn dặm còn có nguyên nhân là do:
+ Tâm lý: Khi thay đổi môi trường như trẻ bắt đầu đi học, chuyển nơi ở mới… có thể khiến bé bị căng thẳng và gây ra táo bón. Biểu hiện đầu tiên, bé có thể thấy đau khi đi đại tiện; lâu dần, bé nhịn đi đại tiện và dẫn đến táo bón.
+ Trẻ ít vận động: Trẻ không được vận động thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng đường ruột hoạt động kém hiệu quả, lâu dần dẫn đến táo bón ở trẻ.
+ Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Một số loại thuốc cũng gây nên tình trạng mất cân bằng đường ruột, làm phân trở nên khô rắn, khó di chuyển gây táo bón. Do đó cần báo ngay cho bác sĩ của trẻ nếu có tình trạng trên.
Tình trạng táo bón kéo dài không chỉ khiến bé chán ăn, bỏ bữa mà còn tác động xấu đến sức khỏe như:
+ Trẻ có tâm lý nhịn đại tiện vì tình trạng thải phân khô, cứng làm trẻ thấy đau rát hậu môn.
+ Gây tích tụ độc tố do không đại tiện hằng ngày để đào thải ra ngoài.
+ Nứt kẽ hậu môn do phân lớn và cứng.
+ Nguy cơ bị trĩ và các bệnh lý đường ruột vì thường xuyên phải gắng rặn khi đi đại tiện.
Một vài gợi ý khắc phục tình trạng trẻ ăn dặm bị táo bón, cha mẹ có thể tham khảo:
Cha mẹ nên chế biến thức ăn ở dạng lỏng, mềm như cháo loãng, bột ăn dặm. Hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn dạng rắn, cứng, khó tiêu, gây quá tải cho hệ tiêu hóa và dẫn đến táo bón.
Cha mẹ nên tuân thủ khuyến nghị của Tổ chức Y tế về độ tuổi ăn dặm của trẻ. Chỉ nên cho con làm quen với thực phẩm khác, rắn hơn sữa mẹ hoặc sữa công thức khi đủ 6 tháng tuổi.
Chất xơ giúp kích thích nhu động ruột, làm mềm phân và giúp trẻ dễ đi đại tiện hơn. Khi trẻ bị táo bón, ba mẹ nên tăng cường bổ sung các loại rau củ quả giàu chất xơ, giúp nhuận tràng như rau mồng tơi, rau dền, đậu bắp, yến mạch, khoai tây...
Cho bú đủ sữa cũng là một cách giúp cải thiện tình trạng trẻ ăn dặm mà bị táo bón. Bởi không bú đủ sữa, trẻ không chỉ đói mà còn bị thiếu nước - nguyên nhân dẫn đến táo bón.
Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý ở mỗi độ tuổi, lượng sữa bé bú sẽ khác nhau. Chẳng hạn như trẻ 6 tháng tuổi uống từ 120 – 180ml sữa (5 cữ bú); trẻ 7 tháng tuổi uống từ 180 – 220ml sữa (3 – 4 cữ bú); trẻ 8 tháng tuổi uống khoảng 200 – 240ml sữa (4 cữ bú) và trẻ 9-12 tháng tuổi uống khoảng 240ml sữa(4 cữ bú).
Mẹ nên pha sữa công thức cho trẻ theo đúng hướng dẫn để tránh tình trạng trẻ bị táo bón. Đồng thời, các mẹ cũng phải ưu tiên chọn sữa công thức có đạm dễ tiêu để sữa hòa tan tốt, tránh bị vón cục và giúp trẻ dễ tiêu hóa, tránh tình trạng táo bón.
>> Xem thêm: Biện Pháp Giúp Kích Thích Ăn Ngon Tự Nhiên Cho Trẻ
Uống đủ nước không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn giúp làm mềm phân và giúp chúng di chuyển dễ dàng trong đại tràng. Do đó, khi trẻ ăn dặm bị táo bón mẹ cũng nên chú ý cho con uống đủ nước.
Cách tốt nhất để phòng tránh việc trẻ bị táo bón khi ăn dặm là xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh, uống nhiều nước và tập cho trẻ thói quen vệ sinh hợp lý. Bên cạnh chế độ ăn uống và chăm sóc phù hợp, mẹ đừng quên cho trẻ uống sữa công thức có thành phần chất xơ, đạm dễ tiêu để bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa của con cũng như ngăn ngừa tình trạng táo bón khó chịu nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900.99.88.10
Email: kthomel.2022@gmail.com
Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel