Tin tức

Trẻ Bị Cảm Lạnh - Cha Mẹ Cần Xử Trí Ra Sao?

Administrator 20/01/2024
Nếu phát hiện và xử lý sớm cùng với việc chăm sóc đúng cách, trẻ bị cảm lạnh có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm và phục hồi sức khỏe nhanh chóng

Trẻ bị cảm lạnh là tình trạng phổ biến trong những khoảng thời gian chuyển mùa, làm cho trẻ mệt mỏi, thậm chí có thể tăng nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Để có phương pháp điều trị và chăm sóc phù hợp, cha mẹ cần nhận biết nguyên nhân và những dấu hiệu của tình trạng này ở trẻ càng sớm càng tốt.

Trẻ Bị Cảm Lạnh - Cha Mẹ Cần Xử Trí Ra Sao?

Nguyên nhân trẻ bị cảm lạnh do đâu?

Có nhiều nguyên nhân làm cho trẻ bị cảm lạnh, chủ yếu trong đó là:

Nhiễm virus gây cảm lạnh

Phần lớn nguyên nhân khiến trẻ bị cảm lạnh xuất phát từ việc nhiễm virus, bao gồm Rhinovirus, Enterovirus và Coronavirus... mà được truyền từ người bị cảm qua hành động ho hoặc hắt hơi. Điều này khiến virus lẫn vào không khí và bị trẻ hít phải. Ngoài ra, thói quen của trẻ thường xuyên chạm vào mắt, mũi, miệng... Nếu tay chạm vào vật dụng hoặc đồ chơi nhiễm virus, có thể tạo điều kiện cho chúng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Trẻ có sức đề kháng yếu

So với người trưởng thành, trẻ em có rủi ro cao hơn về việc mắc cảm lạnh bởi hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Do đó, trẻ dễ bị tấn công bởi virus và vi khuẩn, gây ra những vấn đề như kích ứng ở niêm mạc mũi và họng. Hơn nữa, việc tiếp xúc thường xuyên với bạn bè, đặc biệt là khi vào độ tuổi đến trường, cũng làm tăng khả năng mắc cảm lạnh cho trẻ.

Thay đổi thời tiết

Khi giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô. Lúc này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của các loại virus gây bệnh. Đồng thời, cơ thể của trẻ trong giai đoạn này chưa có khả năng thích ứng. Do vậy, tăng khả năng bị nhiễm vi khuẩn và virus, gây ra tình trạng cảm lạnh và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ.

Trẻ Bị Cảm Lạnh - Cha Mẹ Cần Xử Trí Ra Sao?

Dấu hiệu của trẻ bị cảm lạnh

Sau giai đoạn ủ bệnh từ 1 đến 3 ngày, các dấu hiệu của cảm lạnh ở trẻ sẽ xuất hiện bên ngoài như sau:

+ Sổ mũi và nghẹt mũi.

+ Hắt hơi nhiều lần trong ngày.

+ Nước mũi ban đầu có thể trong và loãng. Sau đó trở nên đặc và thay đổi màu sắc thành vàng hoặc vàng xanh.

+ Trẻ có thể ho, đau họng và cảm giác rát ở cổ.

+ Một số trẻ có thể có các triệu chứng sốt kèm theo tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa...

Phòng ngừa tránh tình trạng trẻ bị cảm lạnh?

Cảm lạnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, khiến trẻ trở nên quấy khóc và mệt mỏi. Do đó, cha mẹ nên có biện pháp ngăn chặn tình trạng này bằng cách:

+ Tăng cường thực phẩm có lợi cho sức đề kháng.

+ Thường xuyên vệ sinh cho tay của trẻ, đặc biệt sau khi ăn, vệ sinh hoặc hắt xì hơi.

+ Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người bệnh cảm lạnh.

+ Luôn vệ sinh sạch sẽ cho môi trường sống và đồ chơi của trẻ.

+ Nhắc nhở trẻ tránh chạm tay vào mắt, miệng và không cắn mút ngón tay.

Trẻ Bị Cảm Lạnh - Cha Mẹ Cần Xử Trí Ra Sao?

Phương pháp chăm sóc khi trẻ bị cảm lạnh

Để đảm bảo trẻ khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe, cha mẹ nên áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà sau đây:

+ Khuyến khích trẻ uống đủ nước:

Cha mẹ cần bổ sung nước cho trẻ bằng các loại nước như nước lọc, nước ép hoa quả tươi để tránh tình trạng mất nước và giúp giảm sốt (nếu trẻ có sốt).

+ Sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch mũi:

Nếu trẻ bị tắc nghẽn mũi, mẹ có thể nhỏ hoặc xịt nước muối sinh lý vào mũi rồi hút hoặc hướng dẫn trẻ xì mũi.

+ Lau sạch nước mũi cho trẻ:

Mẹ nên sử dụng giấy mềm nhẹ để lau nước mũi có trẻ. Mẹ có thể thêm một lượng nhỏ kem dưỡng da ở bên ngoài lỗ mũi để giảm kích thích.

+ Cho trẻ ăn thức ăn mềm lỏng:

Cha mẹ cần chú ý đảm bảo trẻ ăn thức ăn mềm lỏng để hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Đồng thời, đảm bảo trẻ đủ uống sữa để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho quá trình phục hồi sức khỏe.

+ Tăng độ ẩm trong phòng ngủ:

Sử dụng máy tạo hơi nước trong phòng để tăng độ ẩm, giúp trẻ dễ thở hơn.

+ Giữ ấm cho trẻ:

Để tránh tình trạng cảm lạnh, cha mẹ cần chú ý giữ ấm cho các bộ phận như tay, lưng, bụng và chân của trẻ. Khi đi ngủ, nên đắp thêm chăn hoặc sử dụng túi ngủ.

+ Sử dụng thuốc giảm sốt (theo hướng dẫn của bác sĩ):

Trong trường hợp trẻ có cảm lạnh và sốt, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng thuốc giảm sốt với liều lượng phù hợp.

Trẻ Bị Cảm Lạnh - Cha Mẹ Cần Xử Trí Ra Sao?

Khi nào nên cho trẻ gặp bác sĩ?

Cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu tình trạng cảm lạnh không cải thiện hoặc xuất hiện các dấu hiệu như ngủ quấy khóc, biếng ăn, sốt cao, thở nhanh... nhằm đảm bảo được điều trị kịp thời.

>> Xem thêm: Giải Pháp Cải Thiện Tình Trạng Trẻ Sổ Mũi Khi Giao Mùa

Các sai lầm cần tránh khi chữa cảm lạnh cho trẻ

Cha mẹ cần tránh những hành động sau để không làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn:

+ Hạn chế kiêng khem quá mức: Một số người có quan điểm rằng trẻ bị ho không nên ăn những thực phẩm như tôm, cua, thịt gà. Bởi những thực  phẩm này có thể làm tăng tình trạng ho. Tuy nhiên, thực tế chỉ những trường hợp trẻ có dị ứng mới cần kiêng ăn. Trong trường hợp khác, cha mẹ nên duy trì chế độ ăn bình thường để đảm bảo con hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng.

+ Không cho uống sữa vì sợ trẻ có thể nôn: Trẻ bị cảm lạnh vẫn nên tiếp tục uống sữa. Tuy nhiên nên chia nhỏ thành các phần nhỏ để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.

+ Tránh lạm dụng thuốc: Cha mẹ cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc. Tránh lạm dụng vì điều này có thể làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

+ Không sử dụng máy lạnh và máy quạt quá mức: Việc này không chỉ làm cho trẻ cảm thấy không thoải mái mà còn có thể làm tình trạng bệnh kéo dài và trở nên nặng hơn. Do đó, cha mẹ nên tránh để trẻ ở trong phòng máy lạnh quá 3 tiếng và không nên đặt nhiệt độ dưới 27 độ C.

Kết luận

Nếu phát hiện và xử lý sớm cùng với việc chăm sóc đúng cách, trẻ bị cảm lạnh có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm và phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Bởi hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, cha mẹ cần chú ý giữ ấm và duy trì vệ sinh cơ thể trẻ cẩn thận, đồng thời hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người để ngăn chặn khả năng nhiễm trùng cảm lạnh.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.99.88.10

Email: kthomel.2022@gmail.com

Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel

Bài viết liên quan