Trẻ bị đau bụng về đêm có thể xuất phát từ những vấn đề bệnh lý. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này mời cha mẹ tham khảo ngay bài viết dưới đây!
Trẻ bị đau bụng về đêm là vấn đề không bình thường, tiềm ẩn những nguy cơ không lường được trước. Vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan và phải theo dõi kỹ những dấu hiệu để kịp thời xử lý cho trẻ. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này ở trẻ:
Khi trẻ gặp vấn đề về hệ tiêu hóa thường xảy ra tình trạng đau bụng vào ban đêm. Tình trạng này có thể đi kèm với các biểu hiện như ợ nóng, ợ chua, cảm thấy no sau khi đã ăn khá lâu...
Nguyên nhân của vấn đề này có thể xuất phát từ việc trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo hoặc dầu mỡ, ăn quá nhanh hoặc quá no, hoặc cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc... Điều này dẫn đến việc trẻ bị khó tiêu và đầy hơi.
Trẻ đau bụng quanh vùng rốn vào ban đêm có thể do trào ngược dạ dày thực quản. Đây là tình trạng khi các chất từ dạ dày bị đẩy lên thực quản. Khi xảy ra trào ngược dạ dày thực quản, trẻ thường bị nôn mửa sau khi ăn hoặc uống sữa khoảng 15 phút.
Tình trạng này có thể do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, cơ thắt thực quản chưa phát triển, tư thế bú không đúng,... Hoặc có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý: thoát vị cơ hoành, sa dạ dày mức độ nặng.
Viêm loét dạ dày xảy ra khi niêm mạc ở dạ dày hoặc tá tràng bị tổn thương, viêm loét. Điều này có thể làm cho trẻ đau bụng, biếng ăn, đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi, phân đen hoặc phân có máu...
Các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày ở trẻ có thể bao gồm nhiễm khuẩn Hp, chế độ ăn uống không khoa học, di truyền từ cha mẹ...
Khi mắc phải hội chứng ruột kích thích, trẻ thường đau bụng về đêm. Có thể có các biểu hiện khác như buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón...
Nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, tình trạng này có thể xuất hiện khi trẻ bị căng thẳng hoặc ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo hoặc thực phẩm cay.
Táo bón là khi trẻ gặp khó khăn trong việc đi tiêu, có phân cứng hơn so với thường lệ. Táo bón ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Bao gồm thói quen nhịn tiêu, khẩu phần ăn thiếu chất xơ, ít uống nước... Hoặc các vấn đề bệnh lý như dài đại tràng, phình đại tràng bẩm sinh...
Sỏi mật là hiện tượng khi các chất như muối, cholesterol, chất béo,... tích tụ lại và hình thành các sỏi trong túi mật. Điều này làm cho trẻ đau bụng sau bữa ăn, quấy khóc liên tục, nôn mửa...
Hiện nay, nguyên nhân chính gây ra sỏi mật ở trẻ em vẫn chưa được xác định được rõ. Tuy nhiên, có một số yếu tố được xác định có thể tăng nguy cơ mắc bệnh này. Bao gồm bệnh tan máu bẩm sinh, tình trạng béo phì, bệnh gan, bệnh Crohn... Ngoài ra, trẻ bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột, đặc biệt là giun đũa có thể tạo điều kiện sỏi hình thành trong túi mật.
Trẻ có thể bị ngộ độc thực phẩm khi ăn thức ăn ôi thiu, nhiễm khuẩn, virus gây bệnh. Khi bị ngộ độc thực phẩm, trẻ sẽ đau bụng về đêm, nôn, tiêu chảy, ho, khó thở, co giật... Các biểu hiện bệnh thường xuất hiện trong vài tiếng sau khi tiêu thụ thức ăn bị nhiễm khuẩn. Tình trạng này có thể kéo dài trong vài ngày.
Sỏi thận là hiện tượng mà các tinh thể không hòa tan trong nước tiểu tích tụ lại tạo thành các hạt rắn. Bệnh này có thể xuất phát từ thói quen ăn uống không khoa học, bị nhiễm khuẩn tiết niệu mãn tính,...
Tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận ở trẻ em khá thấp và nguyên nhân vẫn chưa xác định. Nhưng cha mẹ nên theo dõi sức khỏe của trẻ và đưa trẻ đến thăm bác sĩ ngay khi xuất hiện các biểu hiện như đau bụng, đau thắt lưng bất thường...
Trong một số trường hợp, cơn đau bụng ở trẻ có thể bình thường và không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, trẻ bị đau bụng về đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo về vấn đề bệnh lý nguy hiểm nếu trẻ:
+ Đau ở vùng bên phải dưới rốn.
+ Cơn đau kéo dài hơn 1 ngày.
+ Mức độ đau tăng dần theo thời gian.
>> Xem thêm: Hệ Tiêu Hóa Khỏe Mạnh Có Vai Trò Gì Với Sự Phát Triển Của Trẻ?
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra cơn đau bụng vào ban đêm ở trẻ. Để giảm bớt cơn đau và giúp trẻ ngủ dễ dàng hơn, cha mẹ có thể thử chườm bụng bằng khăn ấm cho trẻ.
Tuy nhiên, nếu trẻ bị đau bụng và xuất hiện các triệu chứng không bình thường như nôn mửa, phân có máu, tiểu buốt/rắn...Cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được thăm khám và điều trị. Cha mẹ cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
Như có thể thấy, tình trạng trẻ bị đau bụng về đêm có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Ngoài việc cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp để tăng sức đề kháng, tránh các nguy cơ gây bệnh, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra khi trẻ có các biểu hiện đau bụng không bình thường.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900.99.88.10
Email: kthomel.2022@gmail.com
Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel