Tin tức

Trẻ Chậm Mọc Răng Có Phải Do Thiếu Chất?

Administrator 05/12/2023
Trẻ chậm mọc răng không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng để tránh biến chứng xấu tiềm ẩn, cha mẹ nên đưa trẻ tới gặp nha sĩ khi đã quá 12 tháng mà trẻ vẫn chưa có bất kỳ chiếc răng nào mọc.

Mỗi đứa trẻ sẽ trải qua quá trình mọc răng khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố sinh lý. Việc trẻ chậm mọc răng có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng thường xuyên gặp nhất là do thiếu chất dinh dưỡng ở trẻ. Để có cái nhìn chính xác và khoa học về hiện tượng này, mời quý phụ huynh tham khảo bài viết dưới đây của Homel.

Trẻ Chậm Mọc Răng Có Phải Do Thiếu Chất?

Trẻ chậm mọc răng có phải dấu hiệu bất thường?

Thông thường, chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ sẽ bắt đầu mọc vào khoảng tháng thứ 5 hoặc 6. Đến khoảng hai tuổi rưỡi, trẻ sẽ có đủ 20 chiếc răng.

Việc trẻ mọc răng chậm khoảng 1,2 tháng có thể coi là điều bình thường và không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu đến tháng thứ 12 mà trẻ vẫn chưa mọc được bất kỳ chiếc răng nào, thì có thể xem xét là trẻ chậm mọc răng. Khi đó, cha mẹ cần tìm nguyên nhân và phương pháp khắc phục để tránh các vấn đề. Ví dụ như sâu răng, răng mọc lệch hay răng yếu...

Chậm mọc răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nhưng thường thì yếu tố phổ biến nhất là do trẻ thiếu chất dinh dưỡng. Đặc biệt, nếu trẻ có kèm các dấu hiệu như tăng cân chậm, lười ăn hay thấp còi hơn so với bạn bè cùng tuổi, thì có thể chậm mọc răng là do suy dinh dưỡng hoặc thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng.

Trẻ chậm mọc răng do suy dinh dưỡng, thiếu chất

Nếu tình trạng chậm mọc răng đồng thời gặp phải các dấu hiệu như: cân nặng không tăng theo mức bình thường trong 3 tháng liên tiếp, trẻ thường xuyên quấy khóc, thiếu linh hoạt, không hứng thú với hoạt động chơi, biếng ăn, chậm biết bò, lẫy, đi đứng... thì có khả năng cao rằng trẻ chậm mọc răng là do suy dinh dưỡng.

Theo Bộ Y tế, việc suy dinh dưỡng có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân như:

+ Trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Hoặc trẻ bắt đầu chế độ dặm quá sớm (trước 4 tháng tuổi).

+ Trẻ thường xuyên mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, tiêu chảy, hoặc nhiễm giun sán.... Việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh này có thể giảm lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ và gây biếng ăn.

+ Các nguyên nhân khác có thể bao gồm hiện tượng biếng ăn sinh lý, thức ăn không phù hợp với khẩu vị, tâm lý bị ám ảnh...

Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý đặc biệt đến các dạng chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển răng. Bao gồm Canxi, vitamin D3 và vitamin K2.

Thiếu canxi

Các chuyên gia dinh dưỡng và nhiều nghiên cứu khoa học đã kiểm chứng vai trò quan trọng của canxi trong quá trình phát triển xương và răng của trẻ. Canxi cùng với phospho lắng đọng lên khung hữu cơ, đóng góp vào việc hình thành xương và răng. Canxi tồn tại trong nhiều loại thực phẩm hàng ngày. Tuy nhiên việc hiểu biết và bổ sung lượng canxi phù hợp cho trẻ chưa được nhiều phụ huynh thực hiện.

Trẻ Chậm Mọc Răng Có Phải Do Thiếu Chất?

Khi thiếu canxi trong giai đoạn phát triển, dấu hiệu rõ nhất sẽ xuất hiện ở răng, xương của trẻ. Răng thường là điểm đặc biệt dễ nhận thấy. Trong đó trẻ có thể chậm mọc răng, răng mọc nhưng có thể mất màu trắng và chuyển sang vàng. Ngay cả khi răng đã mọc đầy đủ, ảnh hưởng của thiếu canxi vẫn có thể kéo dài lên đến thời kỳ trưởng thành.

Thiếu vitamin D3

Vitamin D3 đóng vai trò hấp thu và phân phối canxi và phospho trong cơ thể. Tại đường ruột, vitamin D3 đóng vai trò tăng cường quá trình hấp thu canxi. Sau đó, vitamin D3 tiếp tục chuyển chất và hỗ trợ lưu trữ canxi trong xương và răng. Nếu trẻ được bổ sung đầy đủ canxi nhưng lại thiếu hụt vitamin D3, cơ thể sẽ không thể sử dụng canxi để hình thành và phát triển xương, răng. Vì vậy, vitamin D3 cũng là một trong những nguyên nhân chính gây hiện tượng chậm mọc răng ở trẻ.

Trẻ Chậm Mọc Răng Có Phải Do Thiếu Chất?

Trẻ sơ sinh thường có lượng dự trữ vitamin D3 thấp từ khi mới sinh. Lượng vitamin D3 phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sữa mẹ, thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và việc bổ sung vitamin D3 trong những tháng đầu đời. Do nguồn cung cấp vitamin D3 không ổn định, trẻ sơ sinh dễ bị thiếu hụt vitamin D3. Việc này có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như còi xương, khó thở và co giật. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc bổ sung vitamin D3 có thể giúp ngăn chặn tình trạng còi xương.

>> Xem thêm: Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh Như Thế Nào Là Tốt Nhất?

Thiếu vitamin K2 MK7

MK7 là một dạng quan trọng của vitamin K2 đối với sự phát triển của trẻ. Nhiệm vụ chính của MK7 là chuyển canxi từ huyết thanh đến xương và răng. Nó giúp răng khỏe mạnh và trắng sáng, cũng như phát triển xương, cho trẻ cao lớn và khỏe mạnh. Nếu trẻ được bổ sung đầy đủ vitamin D3 và canxi, nhưng thiếu hụt vitamin K2, hiệu suất của quá trình phát triển xương và răng chỉ đạt khoảng 30%.

Trẻ Chậm Mọc Răng Có Phải Do Thiếu Chất?

Đặc biệt, nếu canxi không được vận chuyển đến đúng địa điểm, có thể lắng đọng trong huyết mạch. Điều này tạo ra rủi ro cho hệ tim mạch của trẻ. Một thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh rằng vitamin K2 không chỉ đóng vai trò trong quá trình phát triển xương và răng, mà còn có khả năng ngăn chặn sự tích tụ canxi trong các động mạch. Việc bổ sung MK7 có thể điều chỉnh lượng canxi trong cơ thể. Do đó, việc kết hợp giữa vitamin D3 và vitamin K2 đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ.

Kết luận

Trẻ chậm mọc răng không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng để tránh biến chứng xấu tiềm ẩn, cha mẹ nên đưa trẻ tới gặp nha sĩ khi đã quá 12 tháng mà trẻ vẫn chưa có bất kỳ chiếc răng nào mọc. Hơn nữa, cha mẹ cũng nên có một số phương pháp thay đổi thói quen lẫn cải thiện chế độ ăn uống để hỗ trợ quá trình phát triển của hệ răng cho trẻ.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.99.88.10

Email: kthomel.2022@gmail.com

Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel

Bài viết liên quan