Đối với mỗi phụ huynh, được thấy bé yêu phát triển khỏe mạnh là niềm hạnh phúc vô bờ bến. Tuy nhiên, trong những năm đầu đời, do sức đề kháng chưa hoàn thiện, trẻ thường xuyên hay bị ốm. Vì vậy, để cải thiện sức khỏe khi trẻ hay ốm vặt, cần phải bổ sung gì cho trẻ? Hãy cùng Homel tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
Những đứa trẻ thường xuyên gặp các vấn đề về sức khỏe có thể có các dấu hiệu như ho, sốt, cảm lạnh... xảy ra nhiều lần hoặc hơn 8 lần/năm. Khi thường xuyên bị ốm, trẻ sẽ mệt mỏi, biếng ăn, có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ trong tương lai.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ thường xuyên bị ốm vặt, trong đó có:
Trẻ với hệ miễn dịch kém sẽ không đủ khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. Từ đó dẫn đến tình trạng trẻ hay ốm vặt, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, ho, sốt, nghẹt mũi... Nghiêm trọng hơn là sức đề kháng yếu có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như bạch hầu, ho gà, lao...
Trẻ gặp vấn đề về đường ruột hay có các triệu chứng như nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy... Điều này dẫn đến việc cơ thể trẻ không thể hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển.
Thường xuyên vận động có thể nâng cao khả năng thích ứng và sức đề kháng của trẻ. Ngược lại, nếu trẻ ít vận động và thường xuyên ở nhà, có thể dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì và thiếu hụt vitamin D, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ miễn dịch và xương khớp.
Giáo sư Howard Bauchner từ Đại học Boston (Mỹ) chỉ ra rằng là dùng quá nhiều thuốc kháng sinh làm cho trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, sổ mũi. Không chỉ có loại bỏ vi khuẩn có hại, thuốc kháng sinh còn tiêu diệt cả lợi khuẩn. Hệ thống phòng vệ của cơ thể trẻ trở nên suy yếu, dễ mắc các vấn đề sức khỏe hơn.
Chế độ dinh dưỡng giai đoạn đầu đời của trẻ là vô cùng quan trọng. Nếu chế độ ăn uống của trẻ không khoa học, thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng, có thể dẫn đến tình trạng thiếu chất, giảm khả năng chống lại bệnh tật và làm yếu sức đề kháng của cơ thể. Trẻ sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh do tác động của môi trường.
Dưới đây là những thực phẩm có lợi giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch để bảo vệ sức khỏe cho trẻ:
Sữa là một nguồn thực phẩm giàu protein, nhiều nhóm vitamin và khoáng chất thiết yếu, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ về cả thể chất và trí tuệ. Đặc biệt, sữa bổ sung HMO - một dưỡng chất quan trọng có trong sữa mẹ. Dưỡng chất này giúp củng cố đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh vặt ở trẻ.
Các loại hạt như óc chó, hạt dẻ, hạnh nhân, hạt dẻ... chứa nhiều vitamin, khoáng chất, axit béo omega và chất chống oxy hóa. Các loại hạt giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe. Có thể bổ sung chúng vào chế độ ăn của trẻ hoặc kết hợp với sữa chua.
Trong thịt nạc với nhiều protein và kẽm hỗ trợ ngăn chặn các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, tăng cường hệ miễn dịch. Thịt nạc có thể được chế biến thành nhiều món ăn. Ví dụ như luộc, kho hoặc chà bông để thay đổi khẩu vị.
Lưu ý: Ngoài thịt, nên bổ sung rau và cá vào chế độ ăn cho trẻ để đảm bảo đa dạng dinh dưỡng. Tránh cho trẻ ăn quá nhiều thịt để trẻ không bị dư đạm, gây áp lực cho gan và thận.
Sữa chua có nhiều lợi khuẩn hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng. Theo nhiều nghiên cứu, việc thường xuyên ăn sữa chua có thể giảm nguy cơ mắc bệnh viêm họng, cảm lạnh.... Ngoài việc cung cấp sữa chua nguyên chất, cha mẹ cũng có thể làm sinh tố hoặc ngũ cốc sữa chua để tạo thêm lựa chọn hấp dẫn cho trẻ.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chỉ nên cho trẻ ăn sữa chua ít hoặc không đường. Bởi đường có thể có nhiều tác động xấu với hệ miễn dịch của trẻ.
Các loại quả mọng như dâu, mâm xôi, việt quất, nho... chứa nhiều chất chống oxy hóa. Các loại quả này giúp trẻ củng cố hệ miễn dịch và đề kháng trước các tác nhân gây bệnh. Nhờ vào điều này, trẻ ít gặp vấn đề ốm vặt hơn.
Hoa quả thuộc họ cam quýt như cam, ổi, chanh... thúc đẩy sức đề kháng do giàu lượng vitamin C. Trẻ được nạp vào cơ thể vitamin C sẽ kích thích sản xuất Interferon. Đây là một loại protein được tạo ra bởi tế bào cơ thể để chống lại tác nhân gây bệnh.
>> Xem thêm: Cách Tăng Sức Đề Kháng Cho Trẻ Hiệu Quả
Ngoài việc bổ sung thực phẩm như trên, cha mẹ nên hình thành cho trẻ thói quen uống đủ nước (1 lít cho mỗi 10kg trọng lượng cơ thể) mỗi ngày. Uống đủ nước giúp cải thiện sự lưu thông của oxy trong máu, tăng cường quá trình phân hủy thức ăn, kích thích hệ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ và giảm nguy cơ mắc các bệnh vặt cho trẻ.
Hy vọng rằng bài viết trên đã giải quyết được mọi thắc mắc của cha mẹ về việc bổ sung dinh dưỡng như thế nào cho trẻ hay ốm vặt. Do đó, nếu trẻ có các dấu hiệu ốm vặt, cha mẹ nên cung cấp cho trẻ dinh dưỡng phù hợp và có biện pháp xử lý để giúp trẻ phát triển với sức khỏe vững chắc.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900.99.88.10
Email: kthomel.2022@gmail.com
Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel