Khi trẻ mọc răng thường có thể trải qua các triệu chứng như sốt, quấy khóc, và giảm ăn uống. Vậy, mẹ có thể thực hiện những biện pháp nào để giúp trẻ vượt qua giai đoạn này mà không gặp phải tình trạng sốt? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Thời điểm trẻ bắt đầu mọc răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, dinh dưỡng và cân nặng, cũng như việc có đủ vitamin D và canxi hay không. Nếu được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, trẻ có thể trải qua quá trình này mà không gặp vấn đề.
Thường từ tháng thứ 6 trở đi, trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên. Những trẻ phát triển nhanh có thể mọc răng từ tháng thứ 4 hoặc thứ 5. Đến khi đạt 3 tuổi, trẻ thường đã có 20 chiếc răng sữa hoàn thiện. Gồm 10 chiếc ở hàm trên và 10 chiếc ở hàm dưới.
>> Xem thêm: Dấu Hiệu Trẻ Không Hợp Sữa Công Thức Thường Gặp
Mẹ có thể nhận biết các dấu hiệu cho thấy trẻ đang mọc răng sớm như sau:
Trẻ thể hiện dấu hiệu của sự mệt mỏi, quấy khóc, khó chịu, dễ bị kích động. Có thể không chơi như bình thường.
Đo thân nhiệt và thấy trẻ có sốt nhẹ (trên 37 độ 5), hai má trẻ đỏ ửng.
Trẻ nghiến nướu hoặc gặm mút ngón tay liên tục, thậm chí gặm tất cả mọi thứ trẻ có thể cầm nắm.
Có dấu hiệu chảy nước dãi nhiều hơn so với thường ngày.
Các vấn đề về tiêu hóa nhẹ như đi ngoài phân lỏng, đi nhiều lần trong ngày có thể xảy ra.
Trẻ có thể có sự giảm ăn uống, ngủ không ngon và có thể sụt cân.
Lợi của bé bị sưng, và sốt kéo dài.
Sốt là một biểu hiện phổ biến khi trẻ mọc răng. Mặc dù không nguy hiểm nhưng có thể làm cho trẻ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Dưới đây là một số cách mẹ có thể tham khảo để giúp trẻ giảm đau, hạ sốt:
Cách hiệu quả nhất để trẻ mọc răng mà không gặp phải tình trạng sốt là tăng cường sức đề kháng. Giúp cơ thể khỏe mạnh để đối phó với các tác nhân gây bệnh. Đối với các bé 3 hoặc 4 tháng đang trong quá trình mọc răng, mẹ nên khuyến khích trẻ bú mẹ đầy đủ. Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng quý giá mà còn chứa nhiều kháng thể, rất tốt cho sức khỏe của trẻ.
Khi trẻ mọc răng gặp đau nhức ở nướu, kèm theo sưng lợi, mẹ có thể làm như sau để giảm đau:
Xoa dịu nướu bằng cách sử dụng bông hoặc gạc mềm sạch. Thấm nước mát và massage nhẹ nhàng quanh vùng nướu của bé.
Sử dụng núm vú giả ngâm nước đá hoặc để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 phút. Sau đó cho bé ngậm. Hơi lạnh có thể giúp làm dịu vùng nướu và giảm cảm giác đau nhức.
Tắm bằng nước ấm cũng là một cách giúp trẻ mọc răng mà không gặp phải tình trạng sốt. Nước ấm có thể giúp tăng cường lưu thông máu, làm cho trẻ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Mẹ cũng có thể kết hợp việc massage cho trẻ trong quá trình tắm để giúp bé giảm đau và nhức.
Trẻ mọc răng không chỉ gặp phải tình trạng sốt mà còn có thể bị đi ngoài, tiêu chảy, dẫn đến mất nước từ cơ thể. Vì vậy, các mẹ cần chú ý đảm bảo trẻ uống đủ nước hơn trong giai đoạn này. Việc tích cực cho bé bú mẹ cũng là một cách hiệu quả để bổ sung nước. Đối với các bé lớn hơn, có thể cho uống thêm nước lọc hoặc nước hoa quả để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ lượng nước cần thiết.
>> Xem thêm: Top 5 Thực Phẩm Cho Bữa Phụ Của Bé 6 Tháng Tuổi Thêm Đa Dạng Và Hấp Dẫn
Hy vọng thông tin trong bài viết đã giúp mẹ biết phải làm gì khi trẻ mọc răng. Đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường. Mẹ cần giữ bình tĩnh và theo dõi các phản ứng như sốt, đau nhức, hoặc quấy khóc ở trẻ. Nếu cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại liên hệ với Homel nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900.99.88.10
Email: kthomel.2022@gmail.com
Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel