Trẻ ngậm thức ăn không chịu nuốt, khiến mỗi bữa ăn trở thành cuộc chiến. Vấn đề này không chỉ làm kéo dài thời gian ăn uống mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và dinh dưỡng của bữa ăn mà trẻ tiêu thụ. Vậy làm thế nào để giải quyết tình trạng trẻ biếng ăn và thói quen ngậm thức ăn? Các bậc phụ huynh hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng trẻ ngậm thức ăn không nuốt mà các ba mẹ cần hiểu rõ.
Trẻ không thích một số thực phẩm nhưng mẹ lại không để ý và vẫn nấu cho trẻ. Đồng thời, suy nghĩ rằng tập cho con ăn càng đa dạng món càng tốt, mẹ thường ép con ăn đủ mọi loại thực phẩm dù bé không thích. Gây ra tình trạng bé lười ăn hoặc ngậm thức ăn không chịu nuốt. Ngoài ra, cách chế biến thức ăn của mẹ có thể không hợp với khẩu vị của con khiến bé ngậm nhiều hơn.
Trẻ thường có thói quen lười nhai khi được ăn thức ăn xay quá nhuyễn. Việc bé không nhai đồng nghĩa với việc hệ tiêu hóa không được kích thích. Dẫn đến trẻ ăn không ngon miệng, hay ngậm khi ăn và từ đó dần dần dẫn đến tình trạng lười ăn và chán ăn.
>> Xem thêm: Chất Béo Là Gì? Bổ Sung Chất Béo Cho Trẻ Như Thế Nào Là Hợp Lý?
Rất nhiều gia đình có thói quen cho trẻ ăn kèm với việc xem TV, sử dụng điện thoại hoặc chơi đồ chơi để kích thích bé ăn. Tuy nhiên, việc này có thể khiến trẻ quên đi việc nhai thức ăn trong khi vừa ăn vừa chơi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây sụt giảm chất lượng bữa ăn và kéo dài thời gian ăn do trẻ ngậm thức ăn lâu.
Biếng ăn tâm lý là một dạng rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ có nhiều nguyên nhân như sau:
Thay đổi đột ngột môi trường sống, thói quen ăn uống, hoặc lối sống sinh hoạt mà trẻ chưa thích nghi kịp, dẫn đến sự đảo lộn trong giờ giấc ăn uống.
Trẻ có thể sợ ăn do thường xuyên bị quát hay thúc ép.
Phản xạ phụ thuộc do quá mức chiều chuộng từ gia đình: trẻ cần có TV, điện thoại hoặc đồ chơi mới chịu ăn.
Nếu trẻ ngậm thức ăn trong miệng không chịu nuốt, có thể do trẻ đang gặp khó khăn trong việc nhai, nuốt do việc mọc răng, sưng lợi. Ngoài ra, nếu trẻ mắc các bệnh về họng, nhiệt miệng, có thể dễ gặp tình trạng ngậm búng do cảm thấy đau nhức và khó chịu. Hơn nữa, các vấn đề liên quan đến tiêu hóa như ợ hơi, đầy bụng hoặc khó tiêu cũng có thể làm cho trẻ cảm thấy không muốn ăn, hoặc cảm thấy mệt mỏi và uể oải.
Thói quen ngậm thức ăn không chịu nuốt của trẻ sẽ có những ảnh hưởng nhất định, bao gồm:
Gây suy dinh dưỡng: Thói quen biếng ăn hoặc ngậm thức ăn có thể làm trẻ khó hấp thu dinh dưỡng. Dẫn đến suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Gồm cả trí não, chiều cao và cân nặng.
Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng: Ngậm thức ăn trong thời gian dài có thể làm cho đường men răng bị dính. Dẫn đến sự phát triển sâu răng ở trẻ nhỏ.
Suy giảm hệ miễn dịch: Thói quen ngậm thức ăn lâu dài có thể làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ. Khiến trẻ tăng nguy cơ mắc các bệnh lý trong độ tuổi này.
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Ngậm thức ăn có thể làm giảm hiệu quả của enzyme tiêu hóa. Dẫn đến nguy cơ rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể cho bé ăn cháo loãng hoặc bột ăn dặm. Khi bé đạt 7 - 8 tháng tuổi, mẹ có thể chuyển sang cho bé ăn cháo đặc hơn. Và sau đó vài tháng, mẹ có thể chuyển sang cơm nát và thực phẩm mềm cho bé.
Trẻ thường bắt đầu mọc răng vào tháng thứ 6, có 8 răng cửa vào khoảng 1 năm tuổi. Và tổng cộng 20 răng sữa vào 2 tuổi. Vì vậy mẹ đừng cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn quá lâu.
Cùng với việc chuẩn bị thực phẩm phù hợp, mẹ cũng nên thường xuyên thay đổi thực đơn để bé cảm thấy thích thú và hứng thú với việc ăn những món mới. Nếu bé ăn một số món lặp đi lặp lại, bé có thể sẽ chán và ngậm thức ăn. Ví dụ, hôm nay cho bé ăn cá, ngày mai có thể cho bé thịt, tôm và các món khác.
Trong mỗi bữa ăn, cần đảm bảo cung cấp đủ các nhóm dinh dưỡng chính. Bao gồm chất đạm, đường bột, chất béo và chất xơ, bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất khác để giúp bé phát triển toàn diện.
Mẹ có thể lên danh sách cụ thể từng món ăn hàng ngày. Hoặc tham khảo các thực đơn phù hợp với giai đoạn phát triển của bé.
Để bé phát triển kỹ năng tự xúc ăn sớm, nên cho bé cơ hội thực hành dù ban đầu có thể bé sẽ vụng về và rơi vãi nhiều. Không nên ép bé ăn, mà thay vào đó khuyến khích bé và tạo cảm giác khích lệ, để bé có thể tự chủ động trong việc ăn uống. Điều này sẽ giúp bé hào hứng hơn và cải thiện tâm trạng.
Trẻ thường học hỏi từ người lớn. Vì vậy việc cho bé ngồi cùng cả nhà khi ăn cũng giúp bé học tập và bắt chước. Khi bé quan sát mọi người ăn, nhai và nuốt. Bé sẽ cố gắng làm theo và không ngậm đồ ăn lâu trong miệng nữa.
Giúp bé tập trung vào bữa ăn sẽ giảm thiểu tình trạng ngậm thức ăn không chịu nuốt. Không cho bé xem TV, sử dụng điện thoại hoặc chơi đồ chơi trong khi ăn. Và luôn giữ bé ngồi cố định mỗi khi ăn từ khi bé bắt đầu tập ăn dặm. Hãy đảm bảo đã thu dọn hết các đồ chơi và vật dụng gây phân tâm của bé ra khỏi tầm mắt.
Thay vì cho bé vừa ăn vừa chơi, các bậc phụ huynh nên tương tác và trò chuyện cùng bé. Khuyến khích bé để mỗi bữa ăn trở thành thời gian vui vẻ và thoải mái.
>> Xem thêm: Biếng Ăn Tâm Lý Ở Trẻ Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh
Homel hy vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ba mẹ yên tâm hơn trong việc giải quyết tình trạng trẻ ngậm thức ăn không chịu nuốt. Để áp dụng thành công những mẹo này, ba mẹ cần kiên trì và luôn quan tâm đến mọi thay đổi. Dù nhỏ nhất, của con.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900.99.88.10
Email: kthomel.2022@gmail.com
Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel