Tin tức

Tất Tần Tật Các Cách Giúp Trẻ Sơ Sinh Bú Bình Không Bị Sặc

Administrator 04/05/2024
Ở bài viết này, Homel sẽ hướng dẫn ba mẹ cách cho trẻ sơ sinh bú bình một cách an toàn và hạn chế tình trạng sặc sữa. Đừng bỏ lỡ nhé!

Hiện tượng sặc sữa ở trẻ sơ sinh không chỉ phổ biến mà còn tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe của bé. Để giảm thiểu tình trạng này, các bậc phụ huynh cần được hướng dẫn cách cho trẻ sơ sinh bú bình một cách an toàn. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích!

Tất Tần Tật Các Cách Giúp Trẻ Sơ Sinh Bú Bình Không Bị Sặc

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bú bình bị sặc sữa

Đầu tiên, ba mẹ cần hiểu rõ về những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng sặc sữa ở trẻ sơ sinh:

  • Sử dụng núm ti có kích thước lớn: Việc chọn lựa núm ti không phù hợp có thể dẫn đến việc sữa chảy ra quá nhanh và mạnh. Khiến bé khó kịp nuốt dẫn đến tình trạng hoặc sặc sữa.

  • Đặt bé nằm xuống ngay sau khi bú: Việc đặt bé nằm ngay sau khi bú có thể khiến bé chìm vào giấc ngủ ngay sau khi no. Điều này làm tăng nguy cơ sặc sữa.

  • Thói quen ăn uống và ngủ kết hợp: Đặt bé nằm xuống khi đang bú bình có thể khiến bé ngủ gục. Và khi sữa vẫn chảy vào miệng mà không được nuốt kịp. Điều này có thể gây ra việc bé hít sữa vào đường hô hấp. Gây khó thở hoặc sặc sữa.

  • Nói chuyện trong khi bé đang bú: Việc nói chuyện trong lúc bé đang bú có thể làm bé mất tập trung vào việc nuốt sữa. Điều này có thể dẫn đến việc bé không nuốt kịp sữa. Khiến sữa tràn vào đường hô hấp, gây ra tình trạng sặc sữa.

>> Xem thêm: Top 5 Loại Thực Phẩm Tăng Sức Đề Kháng Cho Trẻ

Cách giúp trẻ sơ sinh bú bình không bị sặc sữa

Mặc dù sặc sữa là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nhưng nếu ba mẹ biết cách cho bé bú sẽ giúp hạn chế tình trạng này. Dưới đây là các biện pháp để tránh bé bị sặc sữa khi bú bình:

  • Tránh bé bú bình khi đang ngủ để giảm nguy cơ sặc sữa.

  • Đảm bảo bé được bú ở tư thế đầu cao. Có thể bế bé hoặc đặt bé trong ghế nửa nằm nửa ngồi. Nếu bé bị nghẹt mũi, hãy làm sạch mũi và miệng của bé trước khi cho bé bú.

  • Khi cho bé bú, hãy ngồi ở một nơi yên tĩnh và không nên cười đùa cùng bé. Tránh làm bé phân tâm và gây ra tình trạng sặc sữa.

  • Chọn bình sữa có núm ti phù hợp để sữa chảy một cách nhẹ nhàng.

  • Sau khi bé bú, hãy bế bé đứng tối thiểu 15 phút và vỗ nhẹ lưng để bé ợ hơi. Giúp hạn chế tình trạng sặc sữa.

  • Khi cho bé bú, hãy nghiêng bình sữa 45 độ để sữa chảy xuống đầy lỗ trong núm ti. Điều này giúp bé không phải mút nhiều và giảm nguy cơ sặc sữa.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bú bình bị sặc sữa

Tất Tần Tật Các Cách Giúp Trẻ Sơ Sinh Bú Bình Không Bị Sặc

Kể từ đây, ba mẹ có thể tự tin về cách cho bé bú bình mà không gặp phải tình trạng sặc sữa. Ngoài ra, ba mẹ cũng cần biết cách xử lý tại nhà khi bé bị sặc sữa. Dưới đây là các bước xử lý khi bé bị sặc sữa:

Bước 1: Đặt bé ngồi dậy

Khi trẻ sơ sinh gặp tình trạng sặc sữa, ba mẹ nên đặt bé ngồi thẳng để bé có thể ho và đẩy sữa ra ngoài. Điều này giúp bé thông thoáng đường hô hấp. Mặc dù sự tắc nghẽn có thể chỉ là nhỏ nhặt. Sau đó, ba mẹ cần lau sạch sữa ở miệng, mũi và các phần khác của cơ thể bé.

Bước 2: Hút sữa

Nếu trẻ vẫn gặp khó khăn trong việc thở, da trở nên tái nhợt hơn. Ba mẹ cần phải hút sữa từ mũi và miệng của bé ngay lập tức. Ba mẹ có thể sử dụng miệng của mình để hút sữa một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Sau đó, ba mẹ có thể nhẹ nhàng nhéo bé một cái để kích thích bé thở ra được.

Bước 3: Dốc ngược bé lên và vỗ nhẹ

Nếu sau khi thực hiện bước thứ hai mà bé vẫn gặp khó khăn trong việc thở, da vẫn tái nhợt; ba mẹ nên dốc ngược bé lên. Ba mẹ có thể đặt bé nằm úp lên cánh tay của mình. Sử dụng tay còn lại để vỗ nhẹ vào lưng của bé, mỗi lần khoảng 5 cái. Sau đó, ba mẹ lật bé lại để kiểm tra xem bé đã ọc sữa hết chưa và đã thở lại bình thường chưa.

Bước 4: Ấn ngực

Nếu sau bước 3 mà bé vẫn không thở bình thường, ba mẹ cần thực hiện phương pháp sơ cứu khác. Ba mẹ nên đặt bé nằm ngửa. Sử dụng một tay để giữ đầu bé và tay kia áp nhẹ lên ngực của bé để kích thích bé hít thở.

Bước 5: Đưa bé đến bệnh viện gần nhất

Nếu trẻ vẫn không thở được ổn định, ba mẹ nên lặp lại các bước từ 2 đến 4. Đồng thời đưa bé đi cấp cứu ngay lập tức!

>> Xem thêm: Loại Sữa Tốt Cho Bé 1-3 Tuổi Mẹ Không Thể Bỏ Qua

Kết luận

Trên đây, chúng tôi đã hướng dẫn ba mẹ cách cho trẻ sơ sinh bú bình một cách an toàn và hạn chế tình trạng sặc sữa. Đồng thời chia sẻ cách xử trí khi bé gặp tình trạng này. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ba mẹ dễ dàng hơn trong việc bú bình ở trẻ. Nếu mẹ còn thắc mắc, hãy liên hệ ngay để được các chuyên gia của Homel tư vấn cụ thể hơn nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.99.88.10

Email: kthomel.2022@gmail.com

Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel

Bài viết liên quan