ảnh banner

Tin tức

hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline
    Call : 1900.99.88.10

Thiếu Vi Chất Dinh Dưỡng Ở Trẻ - Mẹ Phải Làm Sao?

Administrator 06/04/2024
Trẻ bị thiếu vi chất dinh dưỡng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe và sự phát triển. Vậy làm thế nào để phòng ngừa trẻ thiếu vi chất?

Sự thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng cần thiết có thể gây ra tác động nghiêm trọng đối với sức khỏe và phát triển của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các dấu hiệu nhận biết khi trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng, nguyên nhân gốc rễ và các phương pháp để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.

Thiếu Vi Chất Dinh Dưỡng Ở Trẻ - Mẹ Phải Làm Sao?

Thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ - Mẹ phải làm sao?

Nguyên nhân thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ

Khá nhiều trẻ nhỏ ở Việt Nam đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng. Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia trong giai đoạn 2019 – 2020 cho thấy cứ 3 trẻ lại có 1 trẻ thiếu sắt. Cũng theo nghiên cứu của Tổ chức Dinh dưỡng Đông Nam Á, bữa ăn hàng ngày của trẻ em Việt Nam có thể thiếu đến 50% nhu cầu vi chất cần thiết. Có một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu vi chất ở trẻ, bao gồm:

  • Chế độ ăn uống không cân đối và đầy đủ: Trẻ không nhận được đủ lượng các nhóm thực phẩm chính như protein, carbohydrate, rau củ, trái cây, và chất béo lành mạnh, dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất quan trọng.

  • Thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn quá nhiều thức ăn chứa nhiều đường và chất béo không lành mạnh có thể làm giảm khả năng hấp thụ các vi chất dinh dưỡng quan trọng.

  • Vấn đề tiêu hóa: Một số trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa, gây ra khó khăn trong việc hấp thụ dưỡng chất.

>> Xem thêm: Bổ Sung Vitamin C Cho Trẻ Như Thế Nào Cho Đúng Cách

Biểu hiện thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ

Thiếu Vi Chất Dinh Dưỡng Ở Trẻ - Mẹ Phải Làm Sao?

Biểu hiện thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ

Theo chuyên gia BS.CKI Phan Thị Hiền Thu - Trưởng khoa Truyền thông của Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, trẻ nhỏ vẫn có thể bị thiếu hụt vi chất mặc dù đang tăng cân đều và ổn định. Điều này thường chỉ được phát hiện sau khi trẻ được bác sĩ thăm khám. Hoặc thực hiện các xét nghiệm dinh dưỡng. Theo BS. Thu, hai nhóm vi chất mà trẻ thường xuyên và dễ dàng bị thiếu nhất là Canxi - Vitamin D và Sắt.

Thiếu Canxi - Vitamin D

Với nhóm đầu tiên, Canxi - Vitamin D, biểu hiện của việc thiếu vi chất này có thể thể hiện qua:

  • Còi xương sớm: Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xương và răng ở trẻ nhỏ. Thiếu canxi có thể gây ra tình trạng còi xương sớm, làm cho xương trở nên yếu và dễ gãy.

  • Khó ngủ, giật mình, đổ mồ hôi, nấc cụt, rụng tóc: Vitamin D giúp duy trì hệ miễn dịch. Trẻ thiếu vitamin D có thể gặp các triệu chứng như khó ngủ, rụng tóc, dẫn đến tình trạng mệt mỏi và khó chịu.

  • Răng mọc chậm, xỉn màu: Răng cũng cần được chú ý trong quá trình phát triển của trẻ. Thiếu Canxi và Vitamin D có thể làm cho răng mọc chậm, yếu và xỉn màu.

  • Tăng chiều cao chậm: Nếu trẻ không tăng chiều cao đáng kể sau mỗi tháng. Điều này có thể là dấu hiệu của việc thiếu vi chất dinh dưỡng.

Thiếu sắt

Nhóm vi chất thứ hai là Sắt, thường thiếu hụt ở trẻ từ sau 6 tháng tuổi. Nguyên nhân có thể là do thiếu nguồn sắt từ mẹ trong quá trình mang thai. Hoặc thiếu sắt trong chế độ ăn dặm bổ sung từ bên ngoài. Biểu hiện của thiếu sắt ở trẻ có thể bao gồm:

  • Da xanh, niêm mạc nhợt nhạt: Da có thể mất đi sắc tố tự nhiên. Có màu nhạt hoặc xanh trên mặt và lòng bàn tay.

  • Thường xuyên ốm vặt, suy giảm sức đề kháng: Thiếu sắt có thể làm suy giảm hệ miễn dịch. Điều này khiến cho trẻ dễ bị nhiễm khuẩn.

  • Mệt mỏi, thiếu tập trung: Trẻ thiếu sắt thường cảm thấy mệt mỏi. Hay khó tập trung và thiếu năng lượng.

  • Dễ mắc các bệnh về da như mẩn ngứa, dị ứng: Da trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị kích ứng khi thiếu sắt.

Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ như thế nào?

Vi chất dinh dưỡng với lượng rất nhỏ nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ. Vì vậy, phụ huynh cần chú ý theo dõi các biểu hiện của trẻ. Từ đó phát hiện và đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời. Đảm bảo trẻ tăng trưởng và phát triển toàn diện.

Theo dõi và có các biện pháp xử lý kịp thời

  • Đảm bảo chế độ ăn uống cân đối và phù hợp: Phụ huynh nên chủ động cung cấp đủ các nhóm thực phẩm quan trọng, giàu vi chất ngay từ khi trẻ mới ra đời.

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Không nên tự ý bổ sung vi chất cho trẻ mà cần cho trẻ thăm khám thường xuyên để được bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng tư vấn chính xác và linh hoạt.

  • Sử dụng thực phẩm bổ sung: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề xuất sử dụng thực phẩm bổ sung như vitamin, khoáng chất hoặc các dưỡng chất khác để đảm bảo trẻ nhận đủ dinh dưỡng cần thiết.

Bổ sung vi chất nhờ sữa uống

Thiếu Vi Chất Dinh Dưỡng Ở Trẻ - Mẹ Phải Làm Sao?

Sữa Homesure Pedia Plus

Theo BS.CKI Phan Thị Hiền Thu, ngoài các thực phẩm ăn dặm, phụ huynh có thể bổ sung vi chất dinh dưỡng thông qua sữa uống. Sản phẩm sữa chứa thành phần Lactoferrin đáng được cân nhắc, vì nó có thể tăng cường vận chuyển sắt. Nhờ đó cạnh tranh hấp thu sắt với vi khuẩn. Giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa nguy cơ thiếu vi chất cho trẻ.

Homesure Pedia Plus, cung cấp các vi chất dinh dưỡng còn thiếu giúp bé bắt kịp đà tăng trưởng vượt bậc. Được tuân theo quy chuẩn dinh dưỡng của Tổ chức Y tế Thế Giới WHO và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam. Sữa Homesure Pedia Plus bổ sung đạm Whey dễ tiêu hóa giúp gia tăng quá trình tổng hợp đạm và tăng axit amin trong máu. Ngoài ra, Homesure Pedia Plus còn cung cấp đầy đủ và cân bằng các vi chất dinh dưỡng như Canxi, Vitamin D và khoáng chất, giúp bé phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.

>> Xem thêm: Những Lưu Ý Khi Bổ Sung Vitamin A Cho Trẻ

Kết luận

Như vậy, Homel đã chia sẻ cho các mẹ những kiến thức giúp bé giảm thiểu tình trạng thiếu vi chất. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bé luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.99.88.10

Email: kthomel.2022@gmail.com

Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel

Bài viết liên quan