Trẻ bị nhiệt miệng có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống, cảm thấy khó chịu và quấy khóc. Do đó, mẹ cần phải xác định nguyên nhân và tìm cách điều trị và phòng tránh để đảm bảo sức khỏe của trẻ không bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ em có thể bao gồm:
Hệ miễn dịch của trẻ suy giảm do căng thẳng, ăn uống thiếu chất, hoặc bệnh tật. Tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây nhiệt miệng.
Bị tổn thương niêm mạc trong miệng do đánh răng. Cắn vào bên trong má hoặc bị vật cứng làm rách niêm mạc.
Chế độ dinh dưỡng không cân đối, tiêu thụ quá nhiều chất béo và thực phẩm cay nóng. Làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây viêm loét niêm mạc.
Thiếu hụt các chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, các nhóm vitamin B, kẽm, protein, sắt, vitamin B12.
>> Xem thêm: Mẹo Hay: Cách Làm Sữa Chua Từ Sữa Công Thức Cho Bé
Nhiệt miệng ở trẻ em có thể chia thành ba loại:
Nhiệt miệng nhỏ: Đây là loại phổ biến nhất. Vết loét nhỏ, kích thước dưới 5mm. Thường xuất hiện trên má, môi trên hoặc dưới. Thường mất khoảng 7 đến 10 ngày để khỏi bệnh và không để lại sẹo.
Nhiệt miệng lớn: Xảy ra khi không được điều trị đúng cách. Vết loét có thể lớn từ 1 đến 3cm và gây tổn thương sâu. Thời gian hồi phục có thể kéo dài từ 5 đến 7 tuần và dễ để lại sẹo.
Nhiệt miệng Herpes: Dạng ít gặp nhất, gây ra vết loét nhỏ, kích thước từ 1 đến 3mm. Thường tự khỏi trong vòng dưới 7 ngày mà không để lại sẹo.
Dù là loại nào, nhiệt miệng ở trẻ đều gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, mẹ cần nhanh chóng tìm hiểu cách điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Dưới đây là các cách khắc phục tình trạng trẻ bị nhiệt miệng:
Sự mất nước có thể làm tình trạng lở miệng ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Vết loét gây đau và làm trẻ không muốn uống nước. Cha mẹ cần đảm bảo rằng trẻ được cung cấp đủ lượng nước hàng ngày bằng cách sử dụng nước lọc, nước hoa quả, sữa... Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh đang bú mẹ, việc tăng cường việc cho bé bú sẽ rất quan trọng.
Súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng ít nhất 4 lần mỗi ngày cho đến khi các vết loét hoàn toàn lành. Hành động này giúp bảo vệ vệ sinh miệng sạch sẽ, loại bỏ vi khuẩn và các tác nhân có hại cho trẻ.
Trong quá trình đánh răng hoặc nhai thức ăn, trẻ có thể không chú ý và làm tổn thương niêm mạc miệng. Gây nên nhiệt miệng. Vì thế, khi trẻ đã đến tuổi tập đánh răng, cần sử dụng bàn chải mềm và đánh răng đúng cách, nhẹ nhàng để tránh cọ xát mạnh lên niêm mạc. Trong quá trình ăn, cần khuyến khích trẻ nhai chậm rãi, tránh cười đùa, nguy cơ bị cắn vào miệng hoặc lưỡi.
Cha mẹ cần đảm bảo rằng chế độ ăn hàng ngày của bé cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt là tăng cường lượng rau xanh và uống nước ép hoa quả chín nhất. Ngoài ra, cần tránh cho trẻ ăn đồ ăn cay nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ hoặc thực phẩm đặc, cứng và khó ăn. Thay vào đó, nên cho trẻ tiêu thụ thức ăn dạng lỏng như cháo, súp...
Nếu trẻ gặp tình trạng nhiệt miệng kéo dài không thấy cải thiện, cùng với các dấu hiệu như ăn uống kém, sụt cân, quấy khóc, hoặc không ngủ ngon, mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để tìm hiểu nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.
>> Xem thêm: Muốn Trẻ 1 Tuổi Phát Triển Khỏe Mạnh Cần Bổ Sung Gì
Tóm lại, việc trẻ em bị nhiệt miệng không phải là hiếm, và cha mẹ có thể tự xử lý tại nhà để giúp trẻ hồi phục. Quan trọng là thực hiện đúng các hướng dẫn đã được đề cập ở trên và không tự ý sử dụng thuốc hoặc phương pháp chữa mẹo. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở: Lô 2 Cụm Công nghiệp Phú Túc, Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900.99.88.10
Email: kthomel.2022@gmail.com
Fanpage: Công ty cổ phần Dược Homel